Bị nứt gót chân là thiếu chất gì và cần bổ sung gì?

Nhiều người thắc mắc, bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Cần bổ sung chất gì để ngăn ngừa tình trạng này? Và nứt gót chân có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bị nứt gót chân là thiếu chất gì trong cơ thể?

Nứt gót chân là tình trạng vùng da ở gót chân có các đường nứt nẻ, nếu bạn không kiểm soát hiệu quả thì sẽ về lâu dài có thể xuất hiện những cơn đau, chảy máu ở các vùng da nứt. Bạn không nên chủ quan, xem qua những nguyên nhân làm gót chân bị nứt nẻ nào.

1.1. Do cơ thể thiếu vitamin

Bổ sung các dưỡng chất thông qua chế độ ăn để ngừa tình trạng nứt gót chân. - nứt gót chân là thiếu chất gì
Bổ sung các dưỡng chất thông qua chế độ ăn để ngừa tình trạng nứt gót chân.

Nếu như cơ thể bạn không được cung cấp đủ một số loại khoáng chất, vitamin, chất dinh dưỡng thì làn da sẽ kém sắc và không sáng khỏe. Vì vậy, hãy bổ sung vitamin A, C, B3, E, Omega 3 và kẽm. Hãy bổ sung các dưỡng chất thông qua chế độ ăn hàng ngày để ngừa tình trạng nứt gót chân và bảo vệ sức khỏe nhé.

1.2. Thiếu nước

Thiếu nước khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi và làm chậm đi quá trình trao đổi chất. Điều đó khiến cho phần da chân của bạn nứt nẻ, thô ráp, thiếu sức sống. Thiếu nước kèm với không khí khô hay nhiệt độ thấp làm da chân cứng lại, thô ráp, tạo vết nứt. Từ đó, gây ngứa ngáy, khó chịu. Vậy nên, hãy bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể nhé.

Thiếu nước kèm với không khí khô hay nhiệt độ thấp làm da chân cứng lại, thô ráp, tạo vết nứt - nứt gót chân là thiếu chất gì
Thiếu nước kèm với không khí khô hay nhiệt độ thấp làm da chân cứng lại, thô ráp, tạo vết nứt

1.3. Do cân nặng dư thừa

Bên cạnh việc thiếu chất thì việc thừa cân cũng gây hại cho gót chân. Lý do là bàn chân là nơi chịu toàn bộ áp lực của cơ thể nên khi cơ thể tăng cân sẽ gây áp lực lên vùng gót chân. Cộng với việc thiếu ẩm sẽ gây nên tình trạng nứt nẻ da chân. Hãy điều chỉnh chế độ ăn hằng ngày để giảm cân nặng nhé.

Bàn chân là nơi chịu toàn bộ áp lực của cơ thể. - nứt gót chân là thiếu chất gì
Bàn chân là nơi chịu toàn bộ áp lực của cơ thể.

2. Tình trạng nứt gót chân có nguy hiểm không và được chia làm mấy loại?

Bên cạnh việc quan tâm bị nứt gót chân là thiếu chất gì thì cần xem xét gót chân để xác định đúng tình trạng. Từ đó, có những giải pháp chữa trị hợp lý.

2.1. Nứt gót chân bình thường

Nếu gót chân có phần da dày lên, nứt nhẹ mà không gây đau đớn thì có thể chỉ là nứt da do thời tiết. Vào lúc giao mùa, khí hậu chuyển đột ngột làm da chân khô và không còn độ ẩm tự nhiên. Bạn chỉ cần dưỡng ẩm, đắp mặt nạ gót chân, dùng kem đặc trị bổ sung độ ẩm… Tình trạng nứt gót sẽ được cải thiện và hồi phục cách nhanh chóng.

2.2.  Nứt gót chân nặng nề, gây đau đớn

Nếu như bạn bị nứt gót chân gây đau đớn, di chuyển khó khăn, chảy máu thì nguyên nhân có thể do:

Nứt gót chân nặng nề, gây đau đớn. - nứt gót chân là thiếu chất gì
Nứt gót chân nặng nề, gây đau đớn.

Thói quen đi lại gây áp lực lớn lên gót chân. Thường gặp ở người quá cân hoặc người đang mang thai. Khi đi đứng, trọng lượng dồn lên phần gót chân, khiến phần mỡ gót chân dạt ra hai bên. Nếu không đàn hồi tự nhiên trong một thời gian dài, phần bị đè nén sẽ xuất hiện nứt nẻ khó chịu. Một lý do nữa là do nấm, vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây nứt gót nặng nề.

3. Nứt gót chân có nguy hiểm không?

Nứt gót chân không quá nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nứt gót chân có thể là biểu hiện của một số bệnh sau đây:

3.1. Bệnh tiểu đường

Khô và nứt gót chân cũng có thể là biểu hiện của căn bệnh tiểu đường. Vấn đề này diễn ra do mất cân bằng lượng đường máu  dễ gây khô và nứt gót chân. Bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Đối với người tiểu đường thì nên hạn chế đường tối đa.

3.2. Mắc bệnh Eczema

Eczema là bệnh ngứa da xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. - nứt gót chân là thiếu chất gì
Eczema là bệnh ngứa da xảy ra khi thời tiết chuyển mùa.

Eczema là bệnh ngứa da xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Người mắc bệnh sẽ bị nổi mẩn, mụn nước, nứt và ngứa da… Nguyên nhân gây tình trạng này là do dị ứng thực phẩm, xà phòng, thời tiết.

3.3. Bệnh nấm da chân

Biểu hiện của bệnh nấm da chân là chất sừng dày, tổn thương da, bề mặt da chân bị bong vảy, sần sùi, hằn sâu, nứt nẻ. Nguyên nhân là do da chân bị phồng rộp, vết thương lâu lành nhưng không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, nứt da chân còn là biểu hiện của các bệnh như vảy nến, suy giáp, á sừng, suy giáp, viêm da dị ứng, bệnh tiểu đường… khiến chân nứt nẻ khó chịu.

4. Biến chứng của nứt gót chân có nguy hiểm không?

Nứt gót chân không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ngứa gáy, khó chịu, bất tiện cho vùng da gót chân. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, để cho vùng da ở gót chân nứt nẻ  nhiều trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng chảy máu, tạo nên những khe rãnh sâu. Từ đó, khiến cho phần da chân dễ nhiễm khuẩn. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, có thể dẫn đến việc hoại tử bàn chân. Vì vậy, hãy điều trị khi mới có những vết nứt nhỏ.

5. Bị nứt gót chân là thiếu chất gì và những cách phòng ngừa nứt da chân

  • Trước hết, hãy chọn đôi giày phù hợp để tránh ma sát giữa giày và gót chân cao. Giữ tư thế đi đứng là vấn đề ảnh hưởng đến lớp sừng khiến khô gót.
Hãy thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, uống nhiều nước, ít uống nước đá và nước có ga.
Hãy thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, uống nhiều nước, ít uống nước đá và nước có ga.
  • Hãy thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, uống nhiều nước, ít uống nước đá và nước có ga. Tránh thói quen uống ít nước làm da tiết dầu ít, làm khô da.
  • Ngoài ra, cần bổ sung thêm những dưỡng chất sau:Vitamin: vitamin có nhiều trong ngũ cốc, dầu thực vật, rau xanh, lúa mạch, hạt…Canxi: có nhiều trong bơ, sữa dê, sữa chua,  canh xương, sữa đậu nành, súp lơ, trái cây,…Sắt: trong những sản phẩm như trứng, thịt heo, gà, trứng, đậu, rau xanh.Kẽm: có nhiều trong sữa chua, thịt gà,…Omega-3 axit: có nhiểu trong các loại cá như cá thu, cá hồi, cá trích.
  • Khi thời tiết giao mùa, hãy dưỡng ẩm, giữ nước, giảm độ khô da chân. Khi da khô hãy xoa dịu bằng các loại kem bôi gót chân dưỡng ẩm.
  • Nếu bị tiểu đường thì hãy thường xuyên đo lượng đường huyết nhé.
  • Hãy giữ cân nặng ở mức cân bằng, tránh gây áp lực lên gót chân.

=> Tham khảo [TOP 7] Phương pháp trị nứt gót chân đơn giản mà hiệu quả tại nhà.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Của bạn. Hãy luôn bổ sung nhiều nước, vitamin và dưỡng gót chân mỗi ngày nhé.

Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 để nhận sự tư vấn MIỄN PHÍ từ các Dược sỹ của Mỹ phẩm Oribe.callhotline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiktok
Xem Kênh Tiktok
Chat Zalo
Chat Zalo
Shopee
Shopee