Nứt gót chân và cách chăm sóc “gót hồng” của bạn tốt nhất

Nứt gót chân không phải là tình trạng quá xa lạ với nhiều người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gót chân bị nứt, có thể do độ ẩm, trọng lượng cơ thể hoặc nghiêm trọng hơn là những dấu hiệu của việc cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng.

Nứt gót chân không phải là tình trạng quá xa lạ với nhiều người.
Nứt gót chân không phải là tình trạng quá xa lạ với nhiều người.

Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng và nhanh chóng chữa trị sẽ giúp bạn có thể cải thiện được cả vấn đề sức khỏe lẫn thẩm mỹ.

1. Những triệu chứng có thể đi kèm với tình trạng nứt vùng da gót chân?

Nứt gót chân là một bệnh lý điển hình bên ngoài da, đây là tình trạng phần phần da ở gót chân bị nứt, tạo thành các các đường rãnh gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này thường gặp ở da khô và xuất hiện thường xuyên vào mùa đông khi làn da thiếu độ ẩm và điều kiện thời tiết hanh khô.

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là phần da bị tách ra, bong tróc, có những đường nứt thấy rõ, khô sần đi so với bình thường. Đối với những trường hợp nặng có thể ngứa rát, chảy máu gây bất tiện trong việc đi lại. Trong thời gian này bạn sẽ có cảm giác rất khó chịu và đau rát vì khác vi khuẩn sẽ xâm nhập vào những vùng da bị nứt nên hãy giữ vệ sinh cẩn thận cho phần gót chân nhé.

Nứt gót chân là tình trạng bong tróc, nứt nẻ phần da ở gót chân
Nứt gót chân là tình trạng bong tróc, nứt nẻ phần da ở gót chân.

Ngoài nứt da gót chân, bạn cũng có thể gặp những triệu chứng đi kèm sau đây:

  • Ngứa.
  • Chảy máu.
  • Da bong tróc.
  • Da đỏ và viêm.
  • Đau ở mức độ nghiêm trọng.
  • Xuất hiện các vết loét.

Nếu như tình trạng nghiêm trọng, sẽ gặp những biến chứng của nứt gót chân, đặc biệt nếu nguyên nhân gây nứt gót phần chân là do bệnh lý gây ra thì cần tìm cách trị nứt gót chân phù hợp.

Các biến chứng bao gồm:

  • Viêm mô tế bào – một dạng nhiễm trùng nặng.
  • Mất cảm giác ở vùng da gót chân.
  • Loét chân do tình trạng bệnh tiểu đường.
  • Nhiễm trùng với các triệu chứng như đau, sưng, nóng, đỏ. 

Khi xuất hiện những dấu hiệu này, bạn hãy đến ngay những trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám.

2. Nguyên nhân bị nứt gót là gì?

2.1. Chọn giày không phù hợp

Giày cao gót hở gót hay dép xỏ ngón là những vật dụng sẽ khiến lớp mỡ gót chân giãn nở rộng để trọng lượng cơ thể được cân bằng, là một trong những nguyên nhân bị nứt gót chân.

Giày cao gót hở gót hay dép xỏ ngón là những vật dụng sẽ khiến lớp mỡ gót chân giãn nở rộng.
Giày cao gót hở gót hay dép xỏ ngón là những vật dụng sẽ khiến lớp mỡ gót chân giãn nở rộng.

Tuy nhiên, bạn không cần phải hoàn toàn từ bỏ giày cao gót. Thay vì thế, hãy chọn những đôi có kích cỡ phù hợp và gót chân kín để bảo vệ gót chân.

2.2. Đứng quá lâu

Đứng quá lâu trên sàn gỗ hay sàn cứng làm tăng áp lực bàn chân và gót chân. Điều này gây căng thẳng cho vùng da ở khu vực bàn chân. Vậy nên, đừng đứng quá lâu. Đứng quá lâu trên sàn gỗ hay sàn cứng làm tăng áp lực bàn chân và gót chân. Nếu công việc của bạn phải đứng trong một thời gian dài, hãy thay đổi tư thế và thực hiện những bài tập đơn giản cho đôi chân để phân phối lại áp lực bàn chân nhé.

Đứng quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt gót chân.
Đứng quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt gót chân.

2.3. Thói quen tắm sai – nguyên nhân bị nứt gót da chân

Tắm với nước quá nóng, tắm lâu, tắm nhiều lần trong ngày là thói quen gây ảnh hưởng xấu đối với gót chân của bạn. Điều này khiến mất đi lớp dầu trên da khiến da khô, sần sùi. Những loại xà phòng, chất tẩy rửa dùng khi tắm cũng có thể dễ dàng làm hỏng “hàng rào” bảo vệ da, khiến da rơi vào tình trạng bị nứt nẻ. Vậy nên, hãy luôn dùng nước ấm khi tắm.

Tắm với nước quá nóng, tắm lâu, tắm nhiều lần trong ngày là thói quen gây ảnh hưởng xấu đối với gót chân.
Tắm với nước quá nóng, tắm lâu, tắm nhiều lần trong ngày là thói quen gây ảnh hưởng xấu đối với gót chân.

Ngoài ra, hãy giới hạn thời gian tắm chỉ từ 15-30 phút để da không bị mất độ ẩm. Sau khi tắm hãy lau khô và bôi kem nứt gót chân nhé.

2.4. Yếu tố mãn kinh

Nhiều người phụ nữ trung niên gặp phải vấn đề nứt nẻ gót chân. Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh dễ gặp chứng dày sừng quang hóa. Chứng này khiến gây ra tình trạng nứt da. Hãy thử bôi estrogen cho phần da gót chân của mình nhé. Tuy nhiên,  hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo sự an toàn nhé.

2.5. Không vệ sinh chân sạch sẽ

Các chuyên gia da liễu đã kết luận rằng, thói quen thường xuyên đi chân đất, không vệ sinh chân kỹ càng sau khi tham gia những hoạt động làm cho bụi bẩn, vi khuẩn bám vào.

Không vệ sinh chân sạch sẽ làm gót chân bị nứt
Không vệ sinh chân sạch sẽ làm gót chân bị nứt.

Từ những vi khuẩn, bụi bẩn ấy đã hình thành nên những lớp tế bào chết. Nếu không loại bỏ kịp thời thì chúng sẽ dày lên, sau đó nứt ra khi da mất độ ẩm hay thời tiết hanh khô. Lưu ý, khi gót chân bị nứt, chất bẩn sẽ rất dễ xâm nhập, bám vào và mắc kẹt ở những lớp tế bào bị bong tróc. Nếu không vệ sinh cẩn thận thì sẽ gặp tình trạng gót chân bị nứt đen.

3. Nứt gót là do thiếu chất gì?

Ngoài các nguyên nhân thường gặp như da không đủ độ ẩm, thừa cân béo phì, lựa chọn size giày không phù hợp thì việc thiếu các dưỡng chất là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng gót chân bị nứt nẻ. Bạn không chỉ nên quan tâm đến các nguyên nhân từ môi trường bên ngoài mà hãy lắng nghe từ bên trong cơ thể bởi đôi khi đó là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng nứt gót trở nên nặng hơn. 

3.1. Thiếu nước, độ ẩm

Nước được xem là một chất lỏng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể mỗi người. Việc bổ sung không đủ nước sẽ dẫn đến các tình trạng da dễ nhận thấy như khô, sạm, nứt nẻ, bong tróc. Điều này lý giải cho việc thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây nứt gót chân. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước thì khi nhiệt độ cơ thể thấp xuống cộng với điều kiện thời tiết không ổn định sẽ khiến cho phần da ở gót chân dễ nứt nẻ, bong tróc.

Nước không phải là một chất dinh dưỡng nhiều người lưu tâm nhưng vai trò của nó đối với cơ thể là điều không ai có thể phủ nhận. Uống nước đầy đủ là một trong những cách trị nứt gót chân rất tốt.

Cơ thể không bổ sung đủ nước là một trong những nguyên nhân
Cơ thể không bổ sung đủ nước là một trong những nguyên nhân bị nứt gót.

3.2. Thiếu các loại khoáng chất, vitamin C, D, E

Vitamin luôn là các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bởi nó không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn nuôi dưỡng các bộ phận khác của cơ thể. Vitamin là các chất xúc tác tham gia trực tiếp vào hoạt động chuyển hóa các chất để nuôi cơ thể nên nó gần như là nguyên nhân chính gây nên những biểu hiện không tốt của cơ thể. Bên cạnh đó vitamin còn có khả năng tăng sức đề kháng để hạn chế việc xâm nhập của vi khuẩn bên từ bên ngoài, sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương nên sẽ rất có ích cho việc chữa trị nứt nẻ gót chân của bạn.

4. Cách trị nứt gót chân đơn giản và hiệu quả nhất

4.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Trước tiên, hãy thay đổi chế độ ăn uống, đảm bảo những thực phẩm lành mạnh, nhiều dưỡng chất, giàu vitamin, uống nhiều nước, bổ sung nhiều trái cây, rau. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, D, E và omega 3 để tăng sức đề kháng và độ đàn hồi cho da. Một số loại thực phẩm như các loại rau có màu xanh, trái cây thuộc họ cam.quýt, cá hồi,…là những loại thực phẩm chứa các khoáng chất trên.

Bạn có thể thay đổi các thực phẩm giàu vitamin trong các bữa ăn của mình để không bị ngán mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên hạn chế các thức ăn dầu mỡ dễ gây tăng cân vì trọng lượng cơ thể  lớn dồn xuống chân cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt gót chân.

Việc bổ sung vitamin là điều vô cùng cần thiết để hạn chế tình trạng nứt gót chân
Việc bổ sung vitamin là điều vô cùng cần thiết.

4.2. Cách trị nứt gót chân – tẩy tế bào chết thường xuyên

Tập thói quen tẩy tế bào chết thường xuyên mỗi tuần ở vùng da phần gót chân bằng một số sản phẩm thiên nhiên. Một số cách tẩy da chết ở gót chân bằng nguyên liệu tự nhiên như:

  • Muối và chanh: 

Muối và chanh giúp tẩy tế bào da chết, tăng cường duy trì độ ẩm tự nhiên trên da. Chanh chứa vitamin C và axit amin giúp phục hồi nhanh chóng tế bào nứt nẻ, khô xơ. 

Muối và chanh giúp tẩy tế bào da chết, tăng cường duy trì độ ẩm tự nhiên trên da
Muối và chanh giúp tẩy tế bào da chết, tăng cường duy trì độ ẩm tự nhiên trên da.

Cách thực hiện: Dùng 1 chậu nước ấm hòa tan với 3 muỗng glycerin, 3 muỗng muối, một ít nước cốt chanh, nhỏ thêm vài giọt nước hoa hồng. Dùng để ngâm chân khoảng 20 phút. Sau đó, khi da chân đã mềm thì dùng bàn chải chà nhẹ nhàng lên vùng gót chân đang bị nứt nẻ khoảng 2-3 phút. Cuối cùng, là rửa sạch chân với nước ấm và bôi kem dưỡng lên gót chân.

  • Tinh dầu thiên nhiên

Bạn có thể dùng các loại tinh dầu như dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu dừa, dầu trà với nhiều tinh dầu, vitamin E và khoáng chất để duy trì độ ẩm, dưỡng da mềm mịn, giảm nứt nẻ gót chân. Cách đơn giản là bạn hãy thoa đều một lớp mỏng tinh dầu và massage nhẹ nhàng phần gót chân. Mang vớ chân và giữ lại tinh dầu cho đến sáng hôm sau, cuối cùng rửa chân bằng nước ấm.

  • Chuối và bơ

Bơ là loại trái cây giàu vitamin E và chuối rất giàu vitamin B, dưỡng chất này rất tốt cho tình trạng nứt gót chân. 

Bơ là loại trái cây giàu vitamin E và chuối rất giàu vitamin B tốt cho gót chân.
Bơ là loại trái cây giàu vitamin E và chuối rất giàu vitamin B tốt cho gót chân.

Bạn hãy trộn 1/2 quả bơ với 1 quả chuối rồi xay nhuyễn. Đắp hỗn hợp thu được lên vùng da gót chân và quấn cố định lại bằng khăn. Lưu lại khoảng 30 phút và rửa sạch bằng nước ấm.

  • Bột gạo, mật ong và dấm

Bột gạo đem đến khả năng tẩy làm sạch, tế bào chết, tái tạo da. Mật ong giúp chống viêm, làm lành gót chân. Dấm táo chứa nhiều axit giúp tẩy da chết, mềm da hiệu quả. Thực hiện bằng cách trộn 3 muỗng bột gạo, 2-3 giọt dấm táo và 1 muỗng mật ong. Trộn đều những nguyên liệu trên. Ngâm chân khoảng 10 phút với nước ấm, dùng hỗn hợp trên chà lên gót chân.

4.3. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin – cách trị nứt gót chân từ bên trong

Hãy đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh, giàu vitamin, uống nhiều nước. Điều này giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, làn da được duy trì độ ẩm, da mịn màng, giảm tình trạng bong tróc. Hãy bổ sung một số loại thực phẩm sau vào thực đơn của mình:

  • Cá: thực phẩm này giàu omega 3 giúp kích thích quá trình hình thành nên hàm lượng collagen trong da. Đem đến làn da mịn màng, săn chắc.
  • Bơ: loại trái cây này chứa rất nhiều vitamin E, C, chất béo lành mạnh giúp da mềm mịn.
  • Rau xanh: Rau bina giàu omega 4, vitamin E, chất sắt… giúp làn da trở nên khỏe khoắn, săn chắc rất nhiều.
  • Và một số thực phẩm bạn có thể bổ sung cho cơ thể như: sữa chua, dầu oliu, cà chua…

4.4. Uống đủ nước

2 lít nước mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết để cơ thể duy trì được độ ẩm cần thiết. Thói quen uống đầy đủ nước không chỉ giúp ích cho việc điều trị, hạn chế nứt gót chân mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể rất tốt. 

4.5. Chọn đúng size giày

Đặc biệt là những cô nàng hay đi giày cao gót, việc chọn đúng size giày vô cùng quan trọng bởi nó sẽ không gây áp lực hay tổn thương lên phần da của gót chân. Bạn có thể chọn size giày rộng hơn chân hoặc dùng các miếng lót giày mềm mại để chêm vào đằng sau gót giúp cho việc đi lại dễ dàng và gót chân cũng được thư giãn hơn.

4.6. Chăm sóc da chân đúng cách khi bị nứt gót chân

Khi tình trạng da chân xảy ra, bạn nên thường xuyên ngâm nước ấm để các lớp sừng mỏng đi, da chân khi đó cũng mềm mại và dễ chịu hơn. Việc sử dụng các loại sản phẩm dưỡng da thường xuyên cũng là một thói quen tốt tạo lớp bảo vệ cũng như cung cấp độ ẩm trực tiếp cho da. Bạn có thể vừa thoa sản phẩm vừa massage để da chân được thư giãn.

4.7. Dùng Baking soda – cách trị nứt gót chân hiệu quả

Baking soda được dùng để điều trị gót chân an toàn và hiệu quả. Thực hiện với Baking soda bằng những bước sau:

Dùng Baking soda trị gót chân bị nứt nẻ.
Dùng Baking soda trị gót chân bị nứt nẻ.
  1. Hòa 4 lít nước ấm và 3 thìa baking soda.
  2. Ngâm chân với hỗn hợp trên trong 10-15 phút.
  3. Dùng miếng bông chà nhẹ gót chân bị nứt.
  4. Rửa lại phần gót chân với nước sạch. Lau khô bằng khăn và tiến hành thoa kem dưỡng ẩm.
  5. Thực hiện 2 lần/tuần để liền gót nứt, da chân mềm, không bị bong tróc nữa.

5. Tại sao chúng ta phải chà gót chân 1-2 tháng/1 lần?

– Gót chân nứt nẻ làm giảm yếu tố thẩm mỹ, khiến nhiều người có cảm giác khó chịu, mất tự tin đối với phái đẹp.

– Các vết chai sần là do tế bào chết tích tụ lâu ngày tạo nên. Hoặc việc cọ xát nhiều vào vật dụng sẽ tạo nên vết chai. 

– Vùng da gót chân không được nuôi dưỡng và mất độ ẩm thường hình thành những vết nhỏ ở ngón chân và gan bàn chân.

Vậy nên, cần phải thường xuyên tiến hành chà gót chân thường xuyên.

Cách phòng ngừa các nguyên nhân bị nứt gót

  • Thường xuyên ngâm chân trong thay nước ấm trong vòng 15 phút mỗi ngày.
  • Thường xuyên uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Luôn ý thức giữ gìn vệ sinh, cho bàn chân sạch sẽ và thường xuyên tẩy tế bào chết da chân.
  • Lập kế hoạch ăn uống khoa học, bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 và kẽm.
  • Không tắm quá lâu, không lạm dụng những loại sản phẩm xà phòng và sấy khô chân
  • Không dùng bàn chải cứng để chà chân quá kỹ.
  • Nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu nếu tình trạng nứt gót chân quá nặng thì hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nứt gót chân không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của bạn khá nhiều. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn biết cách chăm sóc tốt cho “gót hồng” của mình.

Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 để nhận sự tư vấn MIỄN PHÍ từ các Dược sỹ của Mỹ phẩm Oribe.callhotline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi cho Dược sĩ
gọi cho dược sĩ