Paraben có thật sự là thành phần “xấu” ?

Parabens là một nhóm các thành phần bảo quản được sử dụng trong mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh cá nhân, thực phẩm và dược phẩm. Chúng có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự phát triển của nấm, vi khuẩn và nấm men, là những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự hư hỏng của sản phẩm.

Vì vậy, chúng góp phần trực tiếp vào chất lượng của sản phẩm bằng cách kéo dài thời hạn sử dụng, đảm bảo an toàn cho gia đình sử dụng. Bài viết này sẽ khám phá lý do tại sao các sản phẩm không chứa paraben có thể là lựa chọn tốt hơn để sử dụng và giúp bạn bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm thân thiện không chứa chúng.

1. Paraben là gì ?

Cái tên parabens có độc hại như chúng ta nghĩ
Cái tên parabens có độc hại như chúng ta nghĩ.

Parabens là một nhóm hóa chất được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản nhân tạo trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cơ thể từ những năm 1920. Vì mỹ phẩm chứa các thành phần có thể phân hủy sinh học, các hóa chất này được thêm vào để ngăn ngừa và giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc có hại, giúp tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Mối quan tâm với những hóa chất này là các nghiên cứu khoa học cho thấy parabens có thể phá vỡ các hormone trong cơ thể và gây hại cho khả năng sinh sản và các cơ quan sinh sản, ảnh hưởng đến kết quả sinh nở và làm tăng nguy cơ ung thư. Chúng cũng có thể gây kích ứng da.

Bên cạnh đó Paraben có nguồn gốc từ axit para-hydroxybenzoic (PHBA) xuất hiện trong nhiều loại trái cây và rau quả, chẳng hạn như dưa chuột, anh đào, cà rốt, quả việt quất và hành tây. Bên cạnh đó PHBA cũng được hình thành tự nhiên trong cơ thể do sự phân hủy của một số acid amin.

2. Paraben thường bắt gặp ở đâu ?

Parabens thường được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm dùng để tẩy rửa, đặc biệt là những sản phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như dầu gội và dầu xả, mà mọi người sử dụng hàng ngày. Đặc tính kháng khuẩn của chúng có hiệu quả nhất đối với nấm và vi khuẩn gram dương. Kem dưỡng ẩm, sản phẩm làm sạch da, kem chống nắng, chất khử mùi, gel cạo râu, đồ trang điểm và nhiều sản phẩm khác đều chứa paraben. Chúng được hấp thụ vào cơ thể qua da, chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu, mật.

Tuy nhiên, việc sử dụng hàng ngày một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm có chứa paraben dẫn đến phơi nhiễm trực tiếp. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân là những yếu tố góp phần lớn nhất vào việc tiếp xúc với paraben, như đã thấy trong các nghiên cứu so sánh mức độ paraben trong cơ thể của phụ nữ, nam giới, thanh thiếu niên và trẻ em thường xuyên sử dụng mỹ phẩm và những người không sử dụng.

Những cô gái vị thành niên trang điểm hàng ngày có mức độ propylparaben trong nước tiểu cao gấp 20 lần so với những người không bao giờ hoặc hiếm khi trang điểm.

Mọi người cũng có thể tiếp xúc với paraben khi ăn các loại thực phẩm và đồ uống được bảo quản bằng chúng. Vào những năm 1970, propylparaben được chỉ định là an toan để bổ sung vào thực phẩm ở nồng độ lên đến 0,1%. Nhưng sự an toàn này đã lỗi thời, do các nghiên cứu gần đây chỉ ra những ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến paraben.

3. Các loại parabens

Đây là những gốc thường xuất hiện trong các sản phẩm của paraben
Đây là những gốc thường xuất hiện trong các sản phẩm của paraben

Mỹ phẩm thường chứa hỗn hợp các loại paraben khác nhau, sáu loại được sử dụng phổ biến nhất là methyl-, ethyl-, propyl-, isopropyl-, butyl- và isobutylparaben. Cái gọi là paraben chuỗi ngắn hơn, metyl- và ethyl-, thường được sử dụng kết hợp, trong khi butylparaben thường được sử dụng một mình. Các paraben chuỗi dài hơn, propyl- và butyl-, có liên quan đến hoạt động estrogen mạnh hơn, không những thế  những công thức paraben có cấu trúc phân nhánh đã được chứng minh là làm tăng hoạt động estrogen cũng như hiệu lực nhạy cảm.

4. Paraben gây ảnh hưởng như thế nào?

4.1. Rối loạn nội tiết và tác hại sinh sản

Nội tiết tố thay đổi từ tác hại của paraben
Nội tiết tố thay đổi từ tác hại của paraben

Do khả năng gây rối loạn nội tiết, tác hại sinh sản ở cả nam và nữ đã được ghi nhận, cùng với khả năng phơi nhiễm kéo dài do đó những parabens chuỗi dài như isobutyl-, butyl-, isopropyl- và propylparaben không nên được sử dụng trong chăm sóc cá nhân hoặc sản phẩm làm đẹp.

Parabens có thể hoạt động giống như hormone estrogen trong cơ thể và phá vỡ chức năng bình thường của hệ thống hormone ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống sinh sản nam và nữ. Parabens cũng có thể cản trở việc sản xuất hormone, trong đó đã xác định paraben là một nhóm bao gồm propyl-, butyl- và isobutylparaben gây rối loạn nội tiết.

Trong các nghiên cứu trên động vật, propyl-, isopropyl- và isobutylparabens làm gián đoạn tín hiệu hormone gây hại cho sự phát triển sinh sản của giống cái. Cũng tại một nghiên cứu khác trên động vật, việc tiếp xúc với butylparaben trong quá trình phát triển gây hại cho quá trình sinh sản của nam giới bằng cách giảm sản xuất tinh trùng và giảm mức testosterone.

Trong các nghiên cứu trên người, các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan phát hiện giảm khả năng sinh sản có liên quan đến propylparaben trong nước tiểu đã liên kết butylparaben và tổng lượng paraben trong nước tiểu với việc giảm khả năng sinh sản, như được chỉ ra bởi độ dài chu kỳ kinh nguyệt giảm.

4.2. Rối loạn nội tiết và ung thư

Vấn đề về ung thư vú từ việc tích lũy paraben trong cơ thể đang trở thành nỗi bận tâm của rất nhiều người
Vấn đề về ung thư vú từ việc tích lũy paraben trong cơ thể đang trở thành nỗi bận tâm của rất nhiều người

Các nhà khoa học lo ngại về sự tiếp xúc với các estrogen trong môi trường và cách chúng có thể góp phần vào nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ. Propylparaben có thể thay đổi sự biểu hiện của các gen, bao gồm cả những gen trong tế bào ung thư vú (Wróbel 2014) và đẩy nhanh sự phát triển của tế bào ung thư vú (Okubo 2001).

Một nghiên cứu gần đây của Đại học California-Berkeley cho thấy liều lượng thấp butylparaben, trước đây không được coi là có hại, hoạt động kết hợp với các thụ thể tế bào khác để chuyển đổi gen ung thư và làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư vú (Pan 2016).

4.3. Kích ứng da

Những làn da nhạy cảm cần tránh thanh phần dễ gây kích ứng như paraben
Những làn da nhạy cảm cần tránh thanh phần dễ gây kích ứng như paraben

Da có thể trở nên nhạy cảm với các sản phẩm có chứa paraben dẫn đến kích ứng, khả năng nhạy cảm đã được chứng minh là có liên quan đến độ dài chuỗi bên của paraben, tạo ra các phản ứng viêm da tiếp xúc  hay sự bùng phát hoặc lan rộng của tổn thương sẵn có. Những việc như sử dụng lặp lại nồng độ paraben tương đối thấp trong thuốc và mỹ phẩm có thể dẫn đến nhạy cảm.

4.4. Lão hóa da

Tác động đến việc sản xuất keratin của paraben dẫn đến lão hóa da
Tác động đến việc sản xuất keratin của paraben dẫn đến lão hóa da

Methylparabens một trong những paraben phổ biến nhất có mặt ở mỹ phẩm, theo nghiên cứu chỉ ra chúng có thể làm giảm khả năng tăng sinh của tế bào sừng. Keratinocytes là những tế bào da chịu trách nhiệm sản xuất keratin ở lớp biểu bì, một loại protein cực kỳ mạnh được biết đến với vai trò mang lại sức mạnh cho làn da.

Sự kết hợp của keratin, collagen và elastin giúp da bạn không bị chảy xệ, mất đi độ đàn hồi và hình thành nếp nhăn.

4.5. Tác động đến môi trường

Bảo vệ san hô đang nhận được quan tâm lớn từ thế giới vì thế loại trừ những sản phẩm có chứa parabens
Bảo vệ san hô đang nhận được quan tâm lớn từ thế giới vì thế loại trừ những sản phẩm có chứa parabens

Theo các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, parabens cũng có liên quan đến tác hại đến hệ sinh thái, vì chỉ cần hàm lượng butylparaben thấp đã có thể giết chết san hô. Những sản phẩm phụ trong quá trình kết hợp giữa paraben và nước máy khử trùng clo, độc tính về chúng còn rất ít được nghiên cứu nhưng khả năng tồn tại lâu hơn là paraben thông thường.

5. Các hành động để bảo vệ chống lại Parabens

Tại châu Âu những gốc paraben độc hại không còn xuất hiện trong các sản phẩm làm đẹp
Tại châu Âu những gốc paraben độc hại không còn xuất hiện trong các sản phẩm làm đẹp

Tại châu Âu những gốc paraben độc hại không còn xuất hiện trong các sản phẩm làm đẹp. Kể từ năm 2015, EU đã cấm isopropyl- và isobutylparaben có trong tất cả các sản phẩm chăm sóc cá nhân, do Ủy ban Khoa học về an toàn người tiêu dùng của Ủy ban Châu Âu tuyên bố rằng “chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng về việc sử dụng an toàn propyl- hoặc butylparaben trong mỹ phẩm”.

Các paraben này cũng bị cấm trong các sản phẩm ở 10 quốc gia Đông Nam Á, theo quyết định của Hiệp hội liên chính phủ các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

6. Kết luận

Sự xuất hiện phổ biến của hóa chất là paraben trong bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm đã trở thành mối bận tâm của rất nhiều đối tượng là tiêu dùng. Bạn có thể dễ dàng nhận biết sự xuất hiện của chúng dưới những cái tên phổ biến như methylparaben, ethylparaben, propylparaben, butylparaben, isopropylparaben và isobutylparaben. Để nâng cao chất lượng sống, chúng ta hãy hướng tới những sản phẩm “xanh” vừa giúp đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường xung quanh.

Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Mỹ phẩm Oribe.callhotline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi cho Dược sĩ
gọi cho dược sĩ