Serum trị thâm, thâm mụn và những điều cần để có làn da đẹp 2022

Thâm mụn là một vấn đề về da rất phổ biến và khiến cho các bạn gái thiếu tự tin khi giao tiếp. Khác với mụn sẽ khỏi sau một vài tuần, vết thâm cần thời gian rất lâu để biến mất hoàn toàn. Đối với một vấn đề da chuyên sâu như vết thâm, cần có những sản phẩm có chức năng đặc trị và hiệu quả cao để có thể thấy được hiệu quả. Serum là một trong những sản phẩm như vậy, serum trị thâm nào tốt là một chủ đề được rất nhiều bạn quan tâm. Mỗi thời điểm, các bạn thường chỉ dùng một loại serum trong chu trình dưỡng da.

Vì vậy, ngoài chức năng trị thâm, serum trị thâm nên có thêm nhiều chức năng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau như làm trắng, se khít lỗ chân lông để làn da được cải thiện nhiều hơn. Cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của serum trên da và các loại serum trị thâm cho da mụn, serum trị thâm cho da dầu, serum trị thâm dưỡng trắng sáng daserum se khít lỗ chân lông hiệu quả.

1. Thâm và thâm mụn?

1.1. Loại mụn nào dễ gây ra vết thâm?

Khi bị nổi mụn, chúng ta thường có tâm lý muốn “tống khứ” mụn đi thật nhanh thông qua việc nặn mụn hoặc đi lấy mụn ở các cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, nặn mụn khi nhân mụn chưa “chín” hoặc nặn sai cách khiến da dễ bị thâm sau mụn. Một nốt mụn viêm có thể biến trong khoảng 1 tuần nhưng 1 vết thâm mụn sẽ tốn trung bình khoảng 6 tháng để biến mất hoàn toàn. Vì vậy, nếu để vết thâm mờ và biến mất một cách tự nhiên thường phải đợi một thời gian rất lâu,

Mụn về cơ bản được chia ra làm 2 loại: mụn viêm (mụn bọc, mụn mủ, mụn trứng cá) và mụn không viêm (mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám). Loại mụn thường để loại vết thâm là những mụn viêm vì mụn viêm thường sưng to, có mủ, làm tổn thương đến những cấu trúc da sâu hơn những loại mụn không viêm.

Khi làn da bắt đầu quá trình hồi phục, các tế bào da mới được hình thành, một số tế bào da mới sinh có thể chứa quá nhiều sắc tố, khiến cho vùng da đó sậm màu hơn, đây là chứng tăng sắc tố sau viêm mà thông thường chúng ta gọi đó là những vết thâm mụn.

1.2. Melanin – nguyên nhân trực tiếp gây ra vết thâm

Melanin là sắc tố quyết định màu sắc da. Những người có nhiều sắc tố melanin sẽ có làn da sẫm màu hơn những người khác và ngược lại. Sắc tố melanin được sinh ra để làm một lớp “lá chắn” bảo vệ da khỏi các tác nhân như tia UV, các tác nhân ô nhiễm,… Tuy nhiên, khi được sinh ra quá nhiều, melanin sẽ khiến da sậm màu, tăng sắc tố da quá mức dẫn đến có một số vùng da sậm màu hơn, trong trường hợp này là các vết thâm.

Một số nguyên nhân khiến melanin được sinh ra quá mức:

– Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời khiến cơ thể kích hoạt sản sinh melanine để bảo vệ da.

– Do một đột biến nhỏ trên da khiến một vài tế bào da sản sinh quá mức melanin.

– Do một số vùng da bị tổn thương như bị trầy xước, bị mụn sau đó sẽ làm vùng da đó sạm màu hơn do sắc tố da tập trung để bảo vệ da khỏi các tia có hại trong ánh sáng mặt trời.

1.3. Những yếu tố khiến dễ hình thành thâm mụn

Bất cứ điều gì khiến tình trạng viêm da của bạn kéo dài hơn, chẳng hạn như nặn mụn, đều có thể làm tăng khả năng bị tăng sắc tố sau viêm. Những người có tông da sẫm màu hơn thì dễ gặp phải tình trạng này hơn.

Vết thâm mụn gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin khi giao tiếp.Vết thâm mụn gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Vết thâm mụn gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin khi giao tiếp.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến da dễ bị thâm mụn như:

+ Cơ địa: một số người có cơ địa dễ bị tăng sắc tố da hơn bình thường, nên việc chăm sóc da sau mụn cần được chú trọng và chăm sóc kỹ lưỡng hơn để có làn da đẹp đều màu.

+ Loại da: da khô và sáng màu thường dễ xuất hiện vết thâm hơn da dầu mụn. Bản thân da sáng màu và khô thường ít có mụn, tuy nhiên, một khi xuất hiện mụn thì sẽ dễ để lại vết thâm hơn các bạn có da dầu mụn.

+ Chăm sóc da sau mụn không đúng cách: cần hiểu rõ về các cách chăm sóc da sau mụn và có chế độ sinh hoạt hợp lý để làn da được hồi phục tốt nhất.

1.4. Cách chăm sóc da để tránh hình thành vết thâm

Để ngăn ngừa hình thành vết thâm mụn, cần thực hiện một số điều ngay từ khi còn ở giai đoạn mụn:

+ Không nặn nhân mụn chưa chín: Chỉ nên nặn mụn khi nhân mụn đã hình thành và gom cồi hoàn toàn. Nặn mụn quá sớm là nguyên nhân khiến da bị tổn thương và dễ để lại sẹo, thâm. Nên lấy nhân mụn tại các spa uy tín và đảm bảo vệ sinh để da được hồi phục tốt nhất.

+ Không sờ tay lên vùng da bị mụn để tránh đưa thêm vi khuẩn và bụi bẩn khiến tình trạng mụn nặng thêm.

Hạn chế dùng tay nặn mụn để tránh bị vết thâm.
Hạn chế dùng tay nặn mụn để tránh bị vết thâm.

+ Tránh sử dụng kem nền kháng nước, che khuyết điểm lên các nốt mụn đang sưng đỏ. Việc dùng make up để che đi các nốt mụn chỉ làm cho tình trạng bít tắc lỗ chân lông trở nên trầm trọng hơn và mụn lâu khỏi. Như đã nói trên, tình trạng mụn viêm càng kéo dài thì nguy cơ để lại vết thâm mụn càng cao.

+ Bôi kem chống nắng đầy đủ: Khi bị mụn, một số bạn lo ngại việc dùng mỹ phẩm và kem chống nắng sẽ làm da bị bí, nặng mặt, khó chịu tuy nhiên đây chính là giai đoạn da cần được bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Tia UV chính là một tác nhân khiến da dễ bị tăng sắc tố melanin sau mụn.

Thông thường, tùy theo mức độ hoạt động ngoài trời để chọn lựa loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp. Đối với làn da sau mụn, nên chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF (khả năng chống tia UVB) từ 50 trở lên, chỉ số PA (khả năng chống tia UVA) từ 3 dấu cộng trở lên.

Đối với các loại kem chống nắng Âu Mỹ, nên chọn loại có ghi “Broad Spectrum” (chống nắng phổ rộng) để đạt được hiệu quả chống nắng tốt nhất. Trong giai đoạn sau mụn, kem chống nắng vật lý được khuyên dùng nhiều hơn vì ít gây kích ứng làm giảm nguy cơ tái phát mụn. Lưu ý tẩy trang kĩ khi sử dụng các loại kem chống nắng.

+ Làm sạch da: sau mụn, việc làm sạch da cũng rất quan trọng. Da đang trong quá trình hồi phục cần một chế độ chăm sóc lành tính hơn bình thường, nhưng không vì thế mà chọn một sản phẩm “vô cùng nhẹ dịu” nhưng hiệu quả thì lại “vô thưởng vô phạt”. Da không được làm sạch hiệu quả sẽ dễ bị mụn trở lại, khiến tình trạng thâm sẽ tệ hơn.

2. Chăm sóc da mụn sau thâm có đơn giản?

2.1. Làm sạch

Làm sạch da luôn là một bước tối quan trọng và trước tiên cho một làn da khỏe, đẹp. Làm sạch da bị thâm sau mụn càng cần thiết và quan trọng hơn. Sau mụn là lúc làn da “đỏng đảnh” và khó chiều nhất nên việc lựa chọn sản phẩm làm sạch trong giai đoạn này cũng cần được chú trọng.

Đối với bước tẩy trang, nên ưu tiên dầu tẩy trang hơn các loại nước tẩy trang để tránh nguy cơ kích ứng, giúp da mềm mịn và làm sạch hiệu quả hơn. Đối với sữa rửa mặt, nên ưu tiên lựa chọn sữa rửa mặt có kết cấu dạng gel hoặc sữa để làm sạch nhẹ dịu, tránh các loại sản phẩm chứa hạt scrub để hạn chế ma sát và tổn thương da.

2.2. Chống nắng

Chống nắng là bước quan trọng trong điều trị da mụn.
Chống nắng là bước quan trọng trong điều trị da mụn.

Chống nắng là bước quan trọng nhất trong giai đoạn da bị mụn và thâm sau mụn vì các tia có hại trong ánh nắng chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thâm mụn và sạm da, lão hóa da. Các loại kem chống nắng cho giai đoạn này cần được đầu tư kỹ lưỡng. Ưu tiên chọn kem chống nắng vật lý trong giai đoạn sau mụn để tránh nguy cơ kích ứng (các loại kem chống nắng hóa học dễ gây kích ứng da hơn) và cải thiện tone da, giúp da sáng nhẹ nhàng.

Kem chống nắng trong điều kiện thời tiết nắng nóng như Việt Nam cần có chỉ số chống nắng cao (SPF từ 50 và PA từ 3 dấu cộng) để mang lại hiệu quả chống nắng tốt nhất cho da. Ngoài ra, cần hạn chế tối đa ra nắng từ 10h-15h vì đây là thời điểm tia UV cao nhất trong ánh nắng, dễ khiến da bỏng rát và bị tổn thương nhất. Dù đã sử dụng kem chống nắng, các bạn cũng nên mặc áo khoác, mang bao tay, khẩu trang để che chắn khi ra nắng.

Chống nắng bao gồm tất cả các biện pháp trên, tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua bất cứ bước nào để đảm bảo da được bảo vệ.

2.3. Dưỡng da đúng cách

Việc dưỡng da đúng cách sẽ hỗ trợ làn da được hồi phục nhanh chóng và tốt nhất, từ đó hạn chế hình thành các vết thâm mụn. Ngoài ra, việc dưỡng da đúng cách trong thời gian da đang hồi phục còn giúp da trắng sáng, căng mịn, se khít lỗ chân lông do tốc độ sinh tế bào mới trong lúc này nhanh hơn bình thường. Nếu biết cách chăm sóc da khéo léo và kĩ lưỡng trong giai đoạn này, làn da sẽ giống như được ”thay mới”, hồng hào sáng mịn và căng mọng hơn.

Một số nhu cầu dưỡng da nên được ưu tiên trong quá trình hồi phục vết thâm mụn:

Dưỡng ẩm: da đủ độ ẩm sẽ tạo điều kiện giúp phục hồi những hư tổn và vết thâm mau lành hơn. Một số hoạt chất trong mỹ phẩm giúp dưỡng ẩm như: hyaluronic acid, vitamin E, stearic acid, glycerin, caprylyl glycol,… giúp làm mềm mịn, dưỡng ẩm cho da, nên được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn này.

– Dưỡng sáng da: Dưỡng sáng da bao gồm tẩy da chết định kì đúng cách, cưng cấp độ ẩm cần thiết và sử dụng những hoạt chất hỗ trợ làm sáng da, mờ thâm. Ngoài những hoạt chất kể trên, có thể sử dụng thêm những serum chứa nhiều thành phần tinh chất thiên nhiên để vừa dưỡng sáng da vừa tăng khả năng chống oxy hóa và êm dịu với làn da.

3. Mách nhỏ cách làm giảm vết thâm từ thiên nhiên

Làm đẹp từ các nguyên liệu thiên nhiên là một xu hướng khá phổ biến vì dễ thực hiện, rẻ tiền và có thể thực hiện tại nhà bất kỳ lúc nào. Một số loại mặt nạ thiên nhiên giúp da mờ thâm mụn, trắng sáng và tươi trẻ:

+ Mặt nạ chanh + mật ong: trong chanh có vitamin C cũng các loại acid tự nhiên giúp làm sáng màu da, mờ thâm và tẩy da chết.

+ Mặt nạ trà xanh + sữa tươi: trà xanh chứa EGCG và tanin, giúp da được se khít, săn chắc và chống oxy hóa hiệu quả.

+ Mặt nạ nghệ + sữa tươi: Nghệ chứa nhiều Curcumin giúp chống lão hóa, ngừa mụn, kháng khuẩn và đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp da trắng mịn đều màu.

+ Mặt nạ yến mạch + sữa tươi: bột yến mạch giúp tẩy tế bào chết, dưỡng da trắng sáng, mềm mịn.

+ Mặt nạ đậu đỏ + mật ong: đậu đỏ chứa nhiều flavonoid giúp chống lão hóa, thúc đẩy quá trình tái tạo da, cân bằng độ ẩm kết hợp với mật ong giúp kháng khuẩn, giảm viêm và làm dịu da.

Nhìn chung, các loại bột từ thiên nhiên như trà xanh, bột nghệ, yến mạch, đậu đỏ, … có khả năng tẩy da chết nhẹ dịu, chống oxy hóa, làm sáng da, khi được kết hợp với sữa tươi và mật ong sẽ tăng cường khả năng giữ ẩm, ngậm nước, giúp da sáng mịn, căng mọng.

Một số lưu ý khi sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để trị thâm tại nhà:

+ Đảm bảo chất lượng và nguồn gốc các loại nguyên liệu.

+ Không đắp các loại mặt nạ thiên nhiên quá thường xuyên ( trên 3 lần/tuần).

+ Sau khi đắp mặt nạ, nên hạn chế ra nắng vì lúc này da mỏng và yếu, dễ bắt nắng hơn bình thường.

+ Hiệu quả của các loại mặt nạ từ thiên nhiên sẽ chậm hơn so với việc sử dụng mỹ phẩm nên cần kiên nhẫn áp dụng trong thời gian dài, thường xuyên và bảo vệ da kỹ lưỡng.

4. Những thành phần trong mỹ phẩm giúp cải thiện tình trạng của làn da

  • Vitamin C, Vitamin E: Vitamin C có tác dụng làm sáng, cải thiện thâm nám, tăng tổng hợp collagen giúp da đàn hồi và tươi trẻ. Vitamin E bên cạnh tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da thì còn có khả năng tăng cường tác dụng của vitamin C. Do đó những sản phẩm dưỡng da có kết hợp bộ đôi vitamin C&E sẽ mang đến hiệu quả nhanh chóng hơn.
  • AHAs: là các alpha hydroxy acids được chiết xuất từ trái cây hoặc được tổng hợp có khả năng lấy đi lớp sừng, da chết, giúp thúc đẩy quá trình thay mới biểu bì da, có tác dụng trong việc thúc đẩy vết thâm mau lành hơn. Các AHAs thường dùng để tăng hiệu quả trị thâm bao gồm lactic acid, ferulic acid, glycolic acid, …
    Ngoài ra còn có salicylic acid (một BHA) cũng thường được dùng để tẩy da chết, giảm viêm và thâm mụn.
  • Retinoids: một thành phần đa năng trong các loại mỹ phẩm, có thể cải thiện kết cấu và lớp nền của da mặt, retinoids cũng có tác dụng trong việc tái tạo các tổn thương sau mụn như sẹo, vết thâm. Tuy nhiên, phụ nữ có thai hoặc có ý định có thai trong vòng 3 tháng nên tránh sử dụng.
    Retinoids chỉ nên được dùng sau khi da đã sạch mụn để cải thiện tình trạng da sau mụn, không sử dụng retinoids khi da đang bị mụn viêm.
  • Kojic acid: là một thành phần được lên men và chiết xuất từ gạo, có khả năng dưỡng trắng, mờ vết thâm và làm đều màu da.
  • Axit azelaic: là một thành phần có khả năng làm mờ vết thâm nâu và vết thâm đỏ sau mụn. Các sản phẩm có thành phần này thường không quá phổ biến, thường được kê đơn trong các sản phẩm dược mỹ phẩm hoặc dược phẩm.
  • Niacinamide: là một tên gọi khác của vitamin B3 hay nicotinamide, vitamin tan trong nước, tác động lên lớp trung bì của da giúp giảm thiểu rõ rệt kích thước lỗ chân lông, se khít lỗ chân lông, cải thiện làn da không đều màu, làm mềm nếp nhăn, giảm sạm da và các đốm nâu.
    Các công dụng khác của niacinamide là giúp làm mới và phục hồi bề mặt da chống lại sự mất độ ẩm và mất nước bằng cách giúp da cải thiện quá trình sản xuất ceramides tự nhiên của da. Khi ceramides cạn kiệt theo thời gian, da sẽ dễ bị tổn thương bởi đủ loại vấn đề, từ những mảng da khô, bong tróc dai dẳng đến ngày càng trở nên nhạy cảm hơn.
    Niacinamide cũng làm giảm tác động của tác hại từ môi trường vì khả năng cải thiện hàng rào bảo vệ da, ngoài ra nó cũng đóng một vai trò trong việc giúp da phục hồi các dấu hiệu của tổn thương trong quá khứ. Nếu không được kiểm soát, kiểu tấn công hàng ngày này sẽ khiến làn da già đi, xỉn màu và kém rạng rỡ.
  • Hydroquinone: Hydroquinone hoạt động bằng cách làm giảm tế bào hắc tố, là loại tế bào sản sinh ra melanin, do đó có tác dụng làm trắng da nhanh chóng. Hydroquinone thường được dùng để cải thiện những tình trạng tăng sắc tố da ví dụ như vết thâm, nám, sẹo mụn, đồi mồi,…
    Đặc biệt cần lưu ý, hydroquinone không có tác dụng với những nốt đỏ đang viêm do mụn, tức là bạn cần phải đợi tình trạng mụn của mình được giải quyết trước khi sử dụng hydroquinone.
  • Laser: là một liệu pháp dùng tác động của tia laser lên bề mặt da để giải quyết các vấn đề của da. Tia laser có một số ứng dụng trong việc cải thiện tình trạng da, cải thiện tông da, giúp da sáng và tạo một tác động vừa phải để kích thích sản sinh collagen, giúp da căng mịn hơn, cải thiện mụn và sẹo mụn.
    Một liệu trình laser trị thâm thường mất 7-10 buổi. Liệu pháp này phù hợp với những làn da dễ kích ứng với mỹ phẩm, mong muốn đạt được hiệu quả nhanh chóng nhưng có nhược điểm là khá tốn kém. Liệu pháp laser không quá hiệu quả đối với những người có tông da tối màu.
Laser là một liệu pháp phổ biến để điều trị thâm mụn tại spa.
Laser là một liệu pháp phổ biến để điều trị thâm mụn tại spa.
  • Peeling: là biện pháp dùng acid nồng độ cao để tẩy da chết chuyên sâu, giúp cho da được “thay mới”, lớp da mới sẽ sáng, đều màu hơn. Liệu pháp này cũng không phù hợp với những bạn da còn mụn hoặc mới nặn mụn, những bạn da nhạy cảm.
    Một số lưu ý khi thực hiện peeling da tại nhà đó là nên tuyệt đối tránh ánh nắng, không dùng tay lột mảng da bong tróc và giữ cho da ẩm, tránh trang điểm để da được hồi phục tốt nhất. Để đạt được hiệu quả tốt nhất và an toàn, nên thực hiện peel da tại các cơ sở thẩm mỹ có uy tín.

5. Bạn muốn chăm sóc da chuyên sâu thì cần phải so serum nha

Một chu trình dưỡng da cơ bản thường gồm các bước làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng cho da. Các bước này đảm bảo da được bảo vệ, sạch, ẩm, tuy nhiên các sản phẩm này thường không thẩm thấu sâu mà chỉ tác động trên lớp biểu bì để đảm nhiệm những chức năng cơ bản. Đối với những bạn có nhu cầu cao hơn về các vấn đề da cụ thể như trị mụn, làm trắng da, trị thâm, làm da căng mọng thì cần những sản phẩm có khả năng thẩm thấu sâu hơn như các loại serum.

Thành phần của các loại serum thường là những hoạt chất có tác động rõ rệt trên da được kết hợp với các công nghệ bào chế hiện đại giúp đưa hoạt chất đến được lớp trung bì của da. Serum có khả năng thẩm thấu cao vì nó có kết cấu ở giữa lotion và cream. Serum không quá lỏng như lotion và cũng không quá đặc như cream, đây chính là lý do khiến serum có khả năng thẩm thấu và nuôi dưỡng làn da hiệu quả nhất.

Vì chứa nhiều thành phần hoạt động mạnh trên da nên bao bì của serum cũng là một yếu tố cần lưu ý. Nên chọn những sản phẩm có quy cách đóng gói nhỏ khoảng 30ml, lọ nên tối màu hoặc đục để bảo vệ hoạt chất bên trong.

6. Cùng điểm qua các sản phẩm serum trị thâm mụn hiệu quả nào

Viên serum Oribe – serum trị thâm dưỡng da trắng sáng, căng mịn

Viên serum Oribe - mờ nám, sáng da, chống lão hóa.
Viên serum Oribe – mờ nám, sáng da, chống lão hóa.

Thành phần chính:

  • Astaxanthin chiết xuất từ vi tảo lục: dưỡng sáng, mờ thâm, thúc đẩy quá trình tái tạo da giúp ngăn ngừa hình thành sẹo rỗ sau mụn.
  • Vitamin E: chống lão hóa và dưỡng ẩm, dưỡng sáng da.
  • Tinh dầu Thông trắng Nhật Bản: giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da, hồi phục da sau các thương tổn gây ra do mụn viêm hoặc quá trình lấy nhân mụn, giảm viêm, kháng khuẩn.
  • Dầu jojoba: giúp các hoạt chất dễ dàng thấm sâu, hỗ trợ dưỡng da sáng khỏe, tăng sức đề kháng của làn da trước các tác nhân ô nhiễm.
  • Collagen thủy phân: giúp dưỡng ẩm, khôi phục các tổn thương, hỗ trợ dưỡng da săn chắc, đàn hồi. Thành phần collagen thủy phân có lợi điểm hơn các loại collagen thông thường đó là kích thước phân tử nhỏ hơn nên tính thấm và sự hấp thu tốt hơn. Collagen là thành phần quan trọng trong cấu trúc da, việc bổ sung collagen là vô cùng cần thiết nhất là da trong giai đoạn đang phục hồi sau mụn.

Kết cấu: Sản phẩm có kết cấu sánh nhưng không quá đặc, không gây bít tắc da và cung cấp độ ẩm, cấp nước cho làn da hiệu quả. Không cần sử dụng thêm kem dưỡng sau khi sử dụng sản phẩm.

Bao bì: Sản phẩm ở dạng viên serum giúp hoạt chất không tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, mang lại hiệu quả bảo quản tối ưu hơn các loại serum đựng trong lọ có ống nhỏ giọt (mỗi lần lấy sản phẩm từ lọ sẽ tăng nguy cơ hư hỏng hoạt chất do tiếp xúc trực tiếp với không khí).

Xem thêm chi tiết về viên serum Oribe tại đây

Lời kết

Da bị thâm mụn cần một chế độ chăm sóc cẩn thận hơn để vết thâm mau mờ, tránh tái phát mụn. Để cải thiện thâm mụn, da cần nhiều hơn các hoạt chất dưỡng ẩm, tái tạo, làm sáng da mà serum là một nguồn cung cấp dồi dào cụ thể là serum trị thâm. Ngoài chăm sóc da bằng mỹ phẩm, cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để da nhanh hồi phục, tránh tái phát mụn và vết thâm.

Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Mỹ phẩm Oribe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi cho Dược sĩ
gọi cho dược sĩ