Phụ nữ có thai có dùng được kem trị mụn không?

Phụ nữ có thai có dùng được kem trị mụn không? – Làm mẹ là một thiên chức cao cả và tuyệt vời mà thượng đế đã ban tặng cho người phụ nữ. Tuy vậy trong quá trình mang bầu không ít nhiều chị em bị gặp phải tình trạng mụn mà trước đó có thể chưa từng trải qua, điều này có thể gây ra stress và phiền phức. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay sẽ giúp cho bạn đọc tìm ra nguyên nhân của vấn đề và những thắc mắc “có thai dùng kem trị mụn được không?”, cùng tìm hiểu với nhau nhé !

1. Nguyên nhân bị mụn khi mang thai

Bị mụn khi mang bầu do đâu? - có thai có dùng được kem trị mụn
Bị mụn khi mang bầu do đâu?

Nguyên nhân chính gây ra mụn khi bạn mang thai là do lượng hormone androgen tăng lên ở mức độ cao sẽ tăng cường sản xuất tuyến dầu. Ngoài nội tiết tố androgen, còn những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị mụn khi mang thai như hệ thống miễn dịch được cho là đóng một vai trò trong việc chống lại mụn, và trong thời kỳ mang thai hệ thống miễn dịch của phụ nữ liên tục thay đổi, có thể góp phần gây ra mụn.

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai cảm thấy bị căng thẳng điều này có thể tăng nồng độ của hormone và làm trầm trọng thêm tình trạng mụn hiện có.

2. Các thành phần trị mụn cần tránh khi mang thai

Kiểm soát mụn trứng cá khi bạn đang mang thai có thể rất phức tạp bởi vì nhiều thành phần trong sản phẩm trị mụn có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh mà phụ nữ mang thai cần nên tránh.

2.1. Retinoids

Liệu mang bầu có nên dùng retinoid? - có thai có dùng được kem trị mụn
Liệu mang bầu có nên dùng retinoid?

Đây là các chất có nguồn gốc từ vitamin A giúp giảm tiết bã nhờn, được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn thường ở các dẫn xuất acid retinoic, tazaratene và retin-A. Mặc dù chúng có tác dụng tuyệt vời trên làn da nhưng khi lượng vitamin A quá nhiều lại gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé và dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các bất thường không cố định, các đặc điểm đặc trưng có thể bao gồm chậm phát triển trước và sau khi sinh do tăng trưởng trong tử cung hạn chế; dị tật vùng sọ và mặt; bất thường hệ thần kinh trung ương (CNS); bất thường về tim cùng các bất thường khác có thể bao gồm thận, tuyến ức và tuyến cận giáp.

2.2. Salicylic acid

Thường được tìm thấy trong các loại sản phẩm điều trị mụn, đây là một loại acid beta hydroxy (BHA). Thành phần BHA có thể an toàn khi thoa với tần suất từ một đến hai lần một ngày trong khi mang thai và các bác sĩ cũng khuyến cáo nên tránh sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên với nồng độ không quá 2%.

Sử dụng đường bôi acid salicylic để điều trị mụn nội tiết tố thường được coi là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu chi tiết hơn vì acid salicylic có liên kết chặt chẽ với aspirin gây ảnh hưởng đến thai. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai để tránh những rắc rối không đáng có.

3. Cách chăm sóc an toàn cho da mụn khi mang thai

Làm sạch tay trước khi rửa mặt giúp giảm ngừa mụn hiệu quả. - có thai có dùng được kem trị mụn
Làm sạch tay trước khi rửa mặt giúp giảm ngừa mụn hiệu quả.

Để điều trị mụn khi mang thai, hãy bắt đầu bằng việc tự chăm sóc bản thân:

  • Làm sạch da mặt bằng sửa rửa mặt nhẹ nhàng: 2 lần một ngày, chú ý thao tác trên tay sạch đã được rửa với xà phòng. Tránh một số sản phẩm rửa có dạng hát vì da có xu hướng kích ứng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn.
  • Gội đầu thường xuyên:nếu bạn có xu hướng mọc mụn xung quanh chân tóc, hãy gội đầu mỗi ngày.
  • Đừng tự ý nặn mụn:làm như vậy có thể gây nhiễm trùng hoặc dễ để lại sẹo.
  • Tránh các chất kích ứng: làn da ở phụ nữ mang thai thường nhạy cảm hơn rất nhiều so với bình thường, chính vì vậy đừng quá mong muốn vào những sản phẩm đặc trị “hardcore” cho da.

Một số thành phần trị mụn dùng an toàn khi mang thai:

  • Kháng sinh: Một số thành phần trị mụn rất hữu ích và an toàn đối với phụ nữ mang thai như các kháng sinh erythromycin, clindamycin, cephalexin hiệu quả với những mụn với tác nhân do vi khuẩn gây ra.
  • Axit azelaic:  được tạo ra bởi một loại nấm men Malassezia đây là một phần hệ sinh thái của da bình thường. Với khả năng kháng khuẩn , chống viêm, giảm được chứng tăng sắc tố sau viêm và trong các nghiên cứu trên động vật không tìm thấy dị tật bẩm sinh sau khi dùng do đó đây là một trong những lựa chọn trị mụn an toàn cho phụ nữ mang thai.

Một nghiên cứu so sánh kết quả của các thử nghiệm lâm sàng ở châu Âu cho thấy azelaic acid 20% có hiệu quả tương đương với tretinoin 0,05%, benzoyl peroxide 5% và erythromycin  2% khi dùng đường bôi.

  • Benzoyl peroxide: Thành phần thường được tìm thấy trong điều trị mụn, các chuyên gia cho biết nó an toàn khi sử dụng với số lượng hạn chế vì chỉ khoảng 5% lượng bôi ngoài da được hấp thụ vào cơ thể, không có khả năng thay đổi hoặc sinh ra khuyết tật, vấn đề cho em bé.

Tuy nhiên vì lý do an toàn cho cả mẹ và con cần được tư vấn từ người có chuyên môn trước khi sử dụng.

4. Vậy phụ nữ có thai có dùng được kem trị mụn?

Kem ngừa mụn Oribe

Với thành phần đặc biệt là chiết xuất từ tảo nâu (phytosaccaride ACG) giúp đánh bại tác nhân chính gây ra mụn là vi khuẩn Propionibacterium Acnes và Staphylococcus Aureus. Bên cạnh đó Skinpert LWF giúp giải phóng AHAs một cách từ từ đem đến hiệu quả ổn định và hạn chế tình trạng kích ứng cho da. Do đó Oribe đem đến khả năng giảm viêm, giảm nhờn cho làn da mụn. Kem ngừa mụn Oribe là một sự lựa chọn an toàn cho người mang bầu khi muốn điều trị các vấn đề về mụn, bởi thành phần lành tính, 100% từ thiên nhiên và nói không với paraben, corticoid.

Kết luận

Làn da mịn màng luôn là ao ước của nhiều phụ nữ, tuy nhiên khi mang bầu do sự thay đổi của hormone gây ra mụn khiến chị em cảm thấy tự ti, tuy nhiên làm đẹp thì cũng cần chú ý về những thành phần chăm sóc da vì sự an toàn của mẹ và trẻ. Bài viết này cung cấp kiến thức tổng quát về việc mang bầu có nên dùng kem trị mụn không, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc!

Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Mỹ phẩm Oribe.callhotline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi cho Dược sĩ
gọi cho dược sĩ