Mụn có thể nói là vấn đề có thể gặp ở bất kì độ tuổi và bất kì vị trí nào trên cơ thể của chúng ta. Không những vậy chúng còn tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của nhiều người, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân gây nên mụn. Quan trọng hơn cả là giúp bạn tìm hiểu thêm các cách trị mụn tại nhà hữu ích.
1. Trước tiên bạn nên biết mụn là gì?
Các tuyến dầu trên da khi sản xuất và tiết ra quá nhiều sẽ tích tụ lại trên bề mặt da hay còn gọi là bã nhờn. Trong môi trường của bã nhờn cùng với các tế bào chết sẽ dần làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo cơ hồi cho vi khuẩn là Cutibacterium acnes(C.acnes) xâm nhập vào lỗ chân lông dẫn đến hình thành mụn. Tùy vào nguyên nhân và mức độ phát triển mà ta có mụn viêm và không viêm.
2. Nguyên nhân gây ra mụn là gì?
Nắm bắt được nguyên nhân gây mụn sẽ khiến việc điều trị trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Dưới đây là những nguyên nhân có thể hình thành mụn:
2.1. Mụn do sự tăng tiết bã nhờn
Bình thường dầu tự nhiên của cơ thể là chất được sinh ra nhằm bôi trơn tóc và da. nhưng khi được sản xuất quá nhiều chúng lại nhân tố cho môi trường sinh sôi của rất nhiều vi khuẩn gây ra mụn. Đặc biệt được tiết ra ở các tuyến bã nhờn để đáp ứng sự gia tăng sản xuất của các tuyến androgen.
2.2. Mụn do bít tắc cổ nang lông
Bít tắc cổ nang lông dẫn đến hiên tượng vách nang bị phình do kết hợp và tích tụ của việc tăng sừng cùng bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Nếu phần bít tắc ở gần bề mặt của da thì sẽ hình thành nên mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen.
2.3. Mụn do vi khuẩn P.Acnes
Cơ bản thì môi trường bã nhờn là nơi sinh sống của loài vi khuẩn này, chính vì vậy không phải khi bạn không có mụn thì P.acnes không tồn tại trên da. Quan trọng ở đây là khi mất cân bằng về sự tiết bã, làm bã nhờn bị dư thừa quá nhiều sẽ dẫn đến bùng nổ của chúng và dẫn đến tình trạng viêm mụn.
2.4. Yếu tố viêm
Nghe có vẻ hơi ngược vì nhiều bạn nghĩ đây phải là hậu quả của mụn để lại. Nhưng thực tế thì yếu tố viêm vừa có thể coi là nguyên nhân và hậu quả của mụn. Khi tình trạng viêm, đặc biệt là viêm đã có mủ nếu không được xử lý tốt khiến ổ viêm bị vỡ, kéo theo hàng loạt các dịch chứa chất béo, tế bào chết, vi khuẩn giải phóng, tạo môi trường tiếp cận các mô bình thường khác bị viêm nhiễm theo.
2.5. Rối loạn nội tiết
Khi bước vào giai đoạn dậy thì hay cơ thể của phụ nữ mang thai thì nội tiết trong cơ thể sẽ thay đổi. Đặc biệt ở giai đoạn dậy thì của cả nam và nữ sẽ sản sinh ra nội tiết tố là androgen, nhóm nội tiết tố kích thích các tuyến dầu của bạn được mở rộng và sản xuất nhiều hơn. Dầu thừa còn được gọi là bã nhờn khi kết hợp với các tế bào da chết tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm và làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
2.6. Stress, thức đêm
Nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan của việc cơ thể stress, thức đêm và mụn. Khi căng thẳng hay ngủ muộn sẽ khiến việc tăng tiết dầu diễn ra nhiều hơn. Vì vậy bạn nên cố gắng đi ngủ sớm và giải tỏa lo âu để giúp mụn nhanh khỏi hơn.
3. Các cách trị mụn tại nhà từ thiên nhiên
3.1. Giấm táo
Giống như cây phỉ, giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và được sử dụng tốt nhất như một loại toner sau khi rửa mặt. Bởi trong loại giấm này có chứa rất nhiều acid hữu cơ như lactic, citric, malic và acetic acid. Đa phần đây đều là những alpha hydroxy (AHA) giúp lấy đi các tế bào chết trên bề mặt da, giúp bạn có một làn mới khỏe mạnh hơn.
3.2. Trị mụn tại nhà với trà xanh
Hàm lượng chất chống oxy hóa cao là điều làm cho trà xanh trở nên nổi tiếng trong các thức uống hàng ngày của nhiều người và nguyên liệu này cũng còn rất hữu ích trong việc chống lại mụn trứng cá. Trà xanh giúp làm giảm tổn thương collagen bởi tia UVA gây ra do một một flavanol được gọi là EGCG, bên cạnh đó EGCG còn có khả năng kháng lại hormone androgen nên rất hiệu quả để giảm bài tiết bã nhờn trên da.
Không thể bỏ qua catechin có trong loại lá này, đây là hợp chất cung cấp những đặc tính chống oxy hóa, chống viêm cũng như tấn công các gốc tự do. Ngoài việc uống bạn có thể áp dụng cách sau bằng việc pha một ấm trà xanh, sau đó để nguội trước khi dùng bông tẩy trang thoa lên mặt.
3.3. Nha đam
Nha đam hay lô hội là cách gọi khác nhau của cùng một cậy. Từ lâu đời, đây là loại nguyên liệu nổi tiếng với hiệu quả trị bỏng tại nhà. Bạn có thắc mắc vì sao chúng lại kì diệu như vậy không? Trong nha đam có chứa một lượng nước cao giúp da dưỡng ẩm và làm dịu, mát tức thì. Bên cạnh đó tính kháng khuẩn, giúp nha đam trở thành một phương pháp điều trị mụn hữu ích, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc bị khô hoặc kích ứng từ các phương pháp điều trị tại chỗ khác.
Sau khi rửa mặt sạch, thoa một lớp mỏng gel lô hội lên nốt mụn để trị mụn.
3.4. Sữa chua Hy Lạp
Một số nghiên cứu cho thấy sữa và các chế phẩm từ sữa có liên quan đến hình thành mụn, bởi insulin tăng lên ngang với mức carbohydrate khi tiêu thụ đồ ngọt như nước ngọt, bánh kẹo,.. Tuy nhiên, sữa chua Hy Lạp có chỉ số đường huyết thấp và còn chứa nhiều thành phần có lợi cho làn da là probiotics như Lactobacillus delbrueckii, Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium bifidum, tích cực chống lại kích ứng và viêm da do mụn gây ra.
Bên cạnh đó acid lactic trong sữa chua còn là một AHA giúp tẩy da chết tuyệt vời và kích thích collagen của da. Bạn có thể áp dụng công thức mặt nạ sữa chua tại nhà với tần suất từ 1-2 lần tuần, gợi ý để tăng hiệu quả bạn hãy thêm một lượng nhỏ nghệ sẽ rất hữu ích đối với mụn viêm sưng hơn.
3.5. Trị mụn tại nhà với hoa cúc
Đây là một loại thảo mộc đã được sử dụng rất lâu đời, từ thời hoàng tộc chúng xuất hiện trong các vị trà của vua chúa. Nhiều năm nay, loại cây này càng trở nên phổ biến hơn trong thế giới làm đẹp, nổi bật lên là phương pháp điều trị mụn tuyệt vời mà không hề khiến da bị khô nhờ vào thành phần Apigenin. Bên cạnh đó, các hợp chất flavonoid như alpha-bisabolol, oxide alpha-bisabolol A & B và matricin, có khả năng thâm nhập và thấm sâu bên dưới bề mặt da giúp ức chế giải phóng các chất hóa học gây viêm.
Bạn có thể sử dụng nó như một loại nước hoa hồng, tương tự như trà xanh, bằng cách pha ấm trà hoa cúc và sau đó để nguội trước khi thoa bằng bông tẩy trang, hoặc có thể thay đổi bằng cách nghiền hoa cúc với nước tạo thành hỗn hợp có độ nhớt. Sử dụng hỗn hợp này như một phương pháp điều trị tại chỗ cho những nốt mụn đang viêm.
3.6. Thay đổi lối sống
Ngoài những sản phẩm chăm sóc da thì một cách trị mụn tại nhà khác là thay đổi chế độ ăn uống và tinh thần sẽ đem lại tác động tích cực cho làn da của mỗi chúng ta. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh và chế phẩm từ sữa có liên quan đến việc gia tăng mụn. Bên cạnh đó khi tinh thần không được tốt, những căng thẳng, lo âu khiến cơ thể gia tăng lượng cortisol dẫn đến mụn bùng phát do sản xuất quá nhiều dầu thừa.
Chính vì vậy lối sống thể chất và tinh thần cần được đánh giá cao hơn trong phác đồ trị mụn của mọi người.
4. Kết luận
Nếu bạn đang trong hành trình trị mụn, đừng quá lo lắng về vấn đề này. Khi chúng ta hiểu rõ căn nguyên của vấn đề thì đây sẽ không còn là nỗi sợ và ám ảnh nữa. Ngoài việc tìm kiếm những phòng khám da liễu để được tư vấn về tình trạng da của bản thân thì chăm sóc ở nhà chính là tiền đề để có một làn da khỏe mạnh giúp ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Mỹ phẩm Oribe.