Từ khóa “mụn” được xuất hiện nhiều trên các trang công cụ tìm kiếm hiện nay, qua đó phản ánh vấn đề này được rất nhiều người quan tâm đến. Hiểu được điều đó bài viết này sẽ đem đến cho bạn khái niệm về mụn đỏ, một loại mụn cũng rất nhiều tình trạng da mắc phải. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Bạn cần biết về mụn đỏ
Mụn đỏ ảnh hưởng đến gần 80 phần trăm thanh thiếu niên và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành, có thể dẫn đến sẹo và tăng sắc tố. Các tổn thương này phát triển trong các nang bã nhờn đó là sự kết hợp của sự gia tăng sản xuất bã nhờn và sự tăng sinh bất thường của tế bào sừng dẫn đến hình thành một tổn thương vi thể nhỏ gọi là microcomedo gây ra sự hình thành mụn.
Quan điểm thông thường về cơ chế bệnh sinh của mụn cho rằng vi khuẩn Propionibacterium acnes bình thường đã có sẵn trên da, các ống dẫn của nang bã nhờn là nơi chúng tập trung gây ra sự tiến triển từ mụn không viêm thành mụn viêm, mụn mủ. Chúng kích hoạt phản ứng miễn dịch bẩm sinh, bắt đầu và lan truyền tình trạng viêm ở mụn đỏ rất phức tạp có thể liên quan đến một số chất trung gian gây viêm, các thụ thể mục tiêu như cytokine, defensin, peptidases, lipid bã nhờn và neuropeptide.
Nguyên nhân P. acnes trong căn nguyên của mụn đỏ đã được công nhận trong hơn một thế kỷ. Các nghiên cứu sinh thiết ở những bệnh nhân bị mụn này trên lâm sàng đã cho thấy mối liên quan. Cụ thể P. acnes tiến vào các nang sừng gây vỡ kèm theo tình trạng viêm sâu của da. Từ góc độ lâm sàng, mối quan hệ giữa P. acnes – mụn viêm đỏ, cho ra những sự hỗ trợ thêm bởi các chất kháng khuẩn, chẳng hạn như tetracycline và minocycline giúp ngăn chặn P. acnes ở những bệnh nhân bị mụn từ mức độ nhẹ đến trung bình.
1.1. Mụn đỏ là gì?
Mụn đỏ là tình trạng nốt mụn có hiện tượng viêm, thường sẽ thành u nhú xung quanh lỗ chân lông của bạn và có thể bị vỡ do viêm nhiễm, đặc biệt vùng da xung quanh các lỗ chân lông này thường có màu hồng. Những bằng chứng ủng hộ việc sử dụng các loại thuốc chống viêm để điều trị mụn đỏ có ý nghĩa lâm sàng, giúp phát huy tác dụng chống lại tất cả các giai đoạn tổn thương, mặc dù mỗi loại thuốc sẽ thông qua các cơ chế chống viêm khác nhau.
1.2. Tại sao da lại xuất hiện mụn đỏ?
Mặc dù bã nhờn và tế bào da chết góp phần gây ra mụn viêm, nhưng vi khuẩn cũng có thể đóng một yếu tố gây bệnh trung tâm trong việc làm tắc nghẽn lỗ chân lông và phát triển của mụn đỏ. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng sâu bên dưới bề mặt da. Bên cạnh đó cũng còn các yếu tố góp phần gây viêm khác bao gồm:
- Các acid béo tự do và bã nhờn thâm nhập vào lớp hạ bì sau khi ống dẫn bị vỡ.
- Dịch được tạo ra bởi vi khuẩn Cutibacterium acnes, chúng khuếch tánvào vùng da xung quanh hạ bì.
- Các chất trung gian tiền viêm(IL-1a, IL-b, TNF ) được sản xuất bởi các tế bào lót các ống dẫn bã nhờn.
- Thức khuya, thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh của bản thân.
- Thay đổi mức độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Một số loại thuốc chẳng hạn như corticosteroid, barbiturate,..
- Dầu và mỡ từ da đầu, dầu khoáng hoặc dầu ăn và một số loại mỹ phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn.
Lưu ý tình trạng mụn đỏ này có thể trầm trọng hơn nếu bạn cố ý nặn hoặc chà xát da quá mạnh.
1.3. Triệu chứng của mụn đỏ là gì?
Bất kì vị trí nào trên cơ thể đều có khả năng nổi mụn đỏ, tuy nhiên thường xuất hiện nhiều nhất vẫn là nơi có tuyến bã nhờn tập trung và hoạt động bao gồm:
- Da mặt.
- Ngực.
- Lưng, vai và cổ.
Những triệu chứng sưng, đỏ ở các trường hợp đều khá giống nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào cấu trúc da của mỗi người mà sẽ có hoạt chất điều trị riêng để phù hợp với bạn.
2. Các cách có thể trị mụn đỏ
2.1. Thuốc bôi để điều trị mụn đỏ
- Acid đặc trị
AHA hay BHA là những acid hydroxy được cho là giải pháp đầu tiên để bảo vệ đầu chống lại tình trạng viêm của mụn đỏ. Các hợp chất này có trong các sản phẩm dạng kem, gel và sửa rửa mặt mặt không kê đơn. Trong đó, các AHA như glycolic, lactic acid vừa giúp tẩy tế bào chết tại bề mặt làm giảm lượng tắc nghẽn ở cổ nang lông, vừa giữ độ ẩm lại cho da.
Còn BHA với vị trí đặc biệt là ở beta, nên có những đặc tính khác so với acid trên. Tính thân dầu, nên chúng dễ dàng hoạt động tại các tầng lớp sâu của da hơn, vì vậy việc làm sạch các nguyên nhân dẫn đến viêm đỏ sẽ được tối ưu hóa hơn là AHA. Tuy vậy khi sử dụng những acid này, bạn cũng cần phải lưu ý đến khả năng chịu đựng của da. Vì dễ gây kích ứng, làm khô và đỏ da, để hạn chế tình trạng này bạn cần cho da được làm quen với hoạt chất trong một khoảng thời gian.
- Vitamin A
Các dẫn xuất của vitamin A như retinoids cũng có thể gián tiếp ngăn chặn mụn đỏ viêm, bởi khả năng giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, loại trừ các nguyên nhân gây tắc nghẽn là bã nhờn và vi khuẩn. Bên cạnh đó còn ngăn vi khuẩn phát triển, bùng phát, ức chế phản ứng viêm của hệ miễn dịch. Điển hình trong nhóm retinoids giúp trị mụn có thể kể đến là tretinoin, nhưng hoạt chất này cần được sự kê đơn từ người có chuyên môn. Do vậy bạn có thể sử dụng thế hệ 3 của retinoids như adapalene.
Đặc biệt khi kết hợp cùng nhóm kháng sinh như nhóm cycline, macrolide sẽ giúp cho liệu pháp trở nên hoàn hảo hơn. Bởi kháng sinh có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm. Nếu các sản phẩm BHA và retinoid gây kích ứng hoặc làm khô da của bạn, hãy dưỡng ẩm bằng các sản phẩm chống viêm dịu nhẹ có chứa kẽm, lô hội, trà xanh hoặc cây phỉ để giảm thêm tình trạng viêm. Tránh gãi hoặc gãi vào nốt mụn, ngay cả khi chúng bị ngứa – điều đó sẽ chỉ khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
- Benzoyl peroxide
Một thói quen điều trị duy trì để kiểm soát và ngăn ngừa sự phát triển của mụn viêm đỏ là điều quan trọng. Loại bỏ sự bùng phát bằng các sản phẩm giúp ngăn ngừa chúng từ các thành phần bôi ngoài da có chứa benzoyl peroxide lên vùng mụn hàng ngày. Các sản phẩm này có thể giúp giảm sưng và loại bỏ vi khuẩn bên trong da một cách hiệu quả. Chúng cũng có thể loại bỏ bã nhờn dư thừa vì vậy đây là một trong những thành phần được các bác sĩ yêu thích để kê đơn cùng với kháng sinh uống hoặc bôi.
- Isotretinoin
Được kê đơn cho những dạng mụn đỏ từ trung bình đến nặng khi không thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp khác để ngăn ngừa trên diện rộng. Chúng hoạt động bằng cách làm giảm kích thước của các tuyến bã nhờn sản xuất dầu trên da, tăng quá trình rụng tế bào da do đó làm giảm sự phát triển của các tổn thương do mụn gây ra.
Theo nghiên cứu, hoạt chất này có thể làm sạch mụn đỏ ở 85% bệnh nhân, tuy nhiên bệnh nhân phải chịu những tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc bao gồm cả tác dụng phụ về tâm thần. Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là những đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang mang thai hoặc có khả năng mang thai không được dùng Isotretinoin, vì có khả năng rất cao xảy ra dị tật bẩm sinh ở trẻ, gây sẩy thai hoặc sinh non.
Vì vậy mà Isotretinoin chỉ được phép lưu hành trên thị trường theo một chương trình phân phối hạn chế đặc biệt do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Nếu tình trạng mụn đỏ sưng tấy nghiêm trọng, gây đau hoặc không đáp ứng với điều trị tại chỗ, hãy liên hệ sớm với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán sớm.
- Thuốc toàn thân để điều trị mụn đỏ
Thuốc kháng sinh toàn thân thường được kê đơn để điều trị mụn đỏ có mức độ từ trung bình đến nặng bao gồm những chất sau:
- Doxycycline.
- Erythromycin.
- Tetracyclin.
Trong đó doxycycline và tetracyclin cùng thuộc nhóm cycline, còn erythromycin lại thuộc nhóm macrolide và đặc biệt lại an toàn điều trị cho đối tượng là phụ nữ mang thai, cho con bú sử dụng.
- Nặn mụn chuẩn y khoa
Phương pháp này không phải là lựa chọn đầu tiên trong điều trị, vì người điều trị cần nhận biết được thời điểm xử lý nặn thích hợp và tay nghề. Thông thường là các bác sĩ da liễu sẽ dùng thủ thuật để loại bỏ là rạch và dẫn lưu. Các bước xử lý chuẩn như sau:
- Sau khi làm sạch tay và bề mặt da, chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị một dụng cụ chuyên dùng để nặn mụn đã được khử trùng trước. Sau đó, nhẹ nhàng chích để tạo đường dẫn, rồi dùng lực vừa đủ để nhân mụn có thể lấy ra ngoài. Sau đó nên dùng gạc sạch hoặc bông gòn ấn nhẹ để làm sạch máu và mủ. Cuối cùng bôi kháng sin để tránh tình trạng tái viêm nhiễm.
- Bên cạnh đó còn có một số kỹ thuật khác mà bác sĩ da liễu sử dụng cho phép loại bỏ nang mụn sâu để làm điều này bác sĩ da liễu sẽ tiêm corticosteroid vào nốt mụn giúp làm tăng tốc độ chữa lành và giảm nguy cơ để lại sẹo.
Tuy nhiên không phải dạng mụn đỏ nào cũng có thể xử lý như vậy, vì chỉ khi xác định mụn chuyển dạng lên đầu trắng và nhân đã già thì mới nên áp dụng phương pháp này. Lưu ý, nếu bạn không đủ tự tin để thực hiên hãy nhờ đến người có chuyên môn để xử lý được an toàn hơn.
3. Làm gì để phòng ngừa mụn đỏ?
3.1. Bảo vệ da
Nguy hiểm của việc tiếp xúc với nắng quá nhiều trong tình trạng da bị mụn đỏ là điều bạn cần lưu tâm. Nếu quan sát làn da cháy nắng dưới kính hiển vi, bạn sẽ thấy rằng các tế bào và mạch máu bị tổn thương. Vì vậy khi lặp đi lặp lại dưới ánh nắng mặt trời như vậy da bắt đầu trông khô , nhăn , sạm màu và yếu đi. Tuy nhiên, mối đe dọa nghiêm trọng nhất của ánh nắng mặt trời là gây ra ung thư da.
Vì vậy, việc bảo vệ da khi đi ra ngoài là biện pháp không thể thiếu trong điều trị mụn đỏ.
- Luôn thoa kem chống nắng, hãy biến chúng thành một thói quen và áp dụng trên da của bạn mỗi ngày.
- Tránh nắng vào giữa ngày, từ khoảng 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì thời điểm này cường độ của tia cực tím là mạnh nhất.
- Mặc quần áo bảo vệ khi bạn đi ra ngoài trời, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Cách chọn kem chống nắng đề phòng ngừa mụn đỏ: Mọi người nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30, trên thị trường hiện có rất nhiều loại chống nắng nhưng chung quy lại là có 3 dạng là vô cơ, hữu cơ và dạng lại. Nên chọn sản phẩm có nhiều thành phần chống nắng đa dạng khác nhau, đặc biệt là có khả năng loại trừ tia UVA.
3.2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Những gì bạn ăn vào sẽ ảnh hưởng đến cơ thể vật lý bên trong và nên nhớ rằng làn da là cơ quan lớn nhất của bạn. Vì vậy, thực phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc nuôi dưỡng và ngăn ngừa khỏi mụn đỏ.
Trong đó một số loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhanh hơn vì vậy sẽ dẫn đến việc tiết ra insulin, khiến các tuyến dầu tăng cường hoạt động dẫn đến hình thành mụn. Hay những thực phẩm có lượng chất béo bão hóa, chất béo chuyển hóa cao. Vì vậy bạn cần tránh các thực phẩm sau: gạo trắng, bánh mỳ, đường, bơ,.. Do đó những thực phẩm lành mạnh, có lợi cho da từ họ đậu, ngũ cốc, khoáng chất, giàu vitamin, oxy hóa được ưa chuộng hơn cả. Một số lựa chọn thực phẩm bao gồm:
- Rau bina và các loại rau lá và màu xanh đậm khác.
- Họ cam, dâu.
- Gạo lức, hạt quinoa,..
Tập làm quen uống đủ nước mỗi ngày vì cơ thể mỗi chúng ta hàm lượng nước chiếm phần trăm cao, việc cung cấp nước sẽ giúp hệ thống trao đổi chất được khỏe mạnh, bài tiết những độc tố không tốt cho da. Tránh thực phẩm chế biến sẵn vì những thực phẩm đã qua chế biến có xu hướng chứa nhiều đường, muối và chất béo hơn mức chúng ta cần, trong khi các bữa ăn bạn chế biến với nguyên liệu tươi tại nhà lại đảm bảo được sự lành mạnh hơn vì bạn có thể kiểm soát những gì mình đưa vào.
3.3. Dưỡng ẩm cho da là điều không thể thiếu
Tâm lý của người bị mụn thường chỉ tập trung tìm đến các sản phẩm có hoạt chất đặc trị mà quên hẳn đi da cũng cần nước, cần được cung cấp chất dinh dưỡng thì mới có thể hồi phục được, vì vậy dưỡng ẩm là điều cần khi bị mụn. Nguyên lý hoạt động của da, khi da của bạn trở nên khô, cơ thể sẽ tự tiết ra nhiều dầu hơn và dầu thừa như đã đề cập ở trên là nguyên nhân gây ra mụn đỏ.
Trong các nghiên cứu, đã cho thấy rằng hầu hết bệnh nhân cảm thấy ít mụn hơn từ 4 đến 8 tuần sau khi bắt đầu sử dụng kem dưỡng ẩm Hầu hết các phương pháp điều trị mụn đều thực hiện theo cơ bằng cách ngăn chặn việc sản xuất dầu. Vì vậy, điều quan trọng là sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cân bằng cho da.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khi thoa bất kỳ loại kem dưỡng ẩm nào cũng sẽ có tác dụng, bạn cần phải hiểu rõ về các thành phần trong sản phẩm khi điều trị mụn. Chúng tôi khuyên rằng, ban hãy chọn một loại kem dưỡng ẩm có kết cấu nhẹ, không chứa dầu khoáng và nên tập trung vào các thành phần có tính làm dịu, xây dựng hàng rào bảo vệ da như ceramides, ure hay acid hyaluronic.
4. Những điều cần tránh
Nếu như ở những dạng mụn lành tính là đầu đen hoặc đầu trắng thì phương pháp này được khuyên duy trì vì tính hữu ích trong điều trị, nhưng với mụn đỏ thì hoàn toàn ngược lại. Lúc này chúng tôi khuyến khích bạn nên đổi qua dùng dạng hóa học để da được an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả thông thoáng lỗ chân lông cho mình.
Bởi khi áp dụng tẩy da chết cơ học việc chà xát, hay những dụng cụ, hạt micro trong sản phẩm trở nên nguy hiểm cho mụn, chúng chỉ khiến da trở nên đỏ hơn, dễ dàng gây kích ứng thành viêm mủ, khô và bong tróc. Đặc biệt hàng rào chức năng của da có thể bị tổn hại, da bị mất nước và các mao mạch có thể bị tổn thương, cuối cùng đều dẫn đến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
5. Kết luận
Bất kì loại mụn nào cũng cần hiểu rõ và có phương pháp điều trị đúng cách, đối với mụn đỏ đây là một loại mụn ở thể được đánh giá là mức độ trung bình đến nặng, có thể dễ biến chuyển sang tình trạng viêm mủ nhanh. Với những đặc điểm như trên mà mụn đỏ sẽ có cách xử lí đặc biệt, những chia sẻ về thành phần hoạt chất điều trị và những điều bạn nên làm, khắc phục đã được nêu rõ trong bài viết. Hy vọng bạn đọc sẽ sớm thành công với các hướng dẫn trên.
Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Mỹ phẩm Oribe.