Bạn có biết rằng, mụn gạo xảy ra thường xuyên đối với chúng ta, nhất là ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, 40 đến 50 phần trăm trẻ sơ sinh có mụn gạo trên da trong vòng một tháng sau khi sinh nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Vậy mụn gạo là gì và cách trị mụn gạo ra sao, hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Mụn gạo là gì?
Mụn gạo thường bị nhầm với mụn đầu trắng nhưng thực chất đây là những u nang nhỏ chứa đầy chất sừng hình thành ngay dưới da. kích thước của những loại mụn này thường từ 1-2 mm và vị trí thường xuất hiện là trên mặt, xung quanh mí mắt, má, tuy nhiên chúng có thể xảy ra ở bất cứ đâu.
2. Đối tượng nào có thể bị mụn gạo?
2.1. Trẻ sơ sinh
Mụn gạo có thể gặp ở trẻ sơ sinh với các biểu hiện sau:
- Ảnh hưởng đến 40–50% trẻ sơ sinh.
- Ít bị tổn thương.
- Thường gặp tại các vùng như mũi, nhưng cũng có thể phát sinh bên trong miệng trên niêm mạc (Epstein), vòm miệng (nốt Bohn) hoặc rộng hơn là trên da đầu, mặt.
- Chữa lành tự nhiên trong vòng vài tuần sau khi sinh.
2.2. Trẻ em và người lớn
Bên cạnh đó còn tìm thấy xung quanh mí mắt , má, trán và cơ quan sinh dục ở trẻ em, người lớn. Loại mụn này cũng có thể tự lành và biến mất một cách tự nhiên, nhưng một số thì khá cứng đầu có thể cần một chút động tác như cắt bỏ.
2.3. Tuổi vị thành niên
Mụn gạo ở trẻ vị thành niên là do rối loạn di truyền như hội chứng Gardner hoặc hội chứng ung thư biểu mô tế bào đáy nevoid. Nhiều khả năng tìm thấy loại mụn này ở các vị trí như sau tai, xung quanh má và vùng hàm hoặc trên mí mắt. Trường hợp này là tình da hiếm gặp, trong đó người bị sẽ có các mảng mụn gạo, đôi khi có cảm giác ngứa và lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian.
- Bề ngoài nó có thể khá giống với bệnh dày sừng pilaris (da gà AKA) nhưng các nốt mụn sẽ lan rộng trên một khu vực hơn.
- Đây là những khối u lành tính, tuy nhiên thường ăn sâu vào da và khó điều trị hơn. Đặc biệt chúng thường tái phát.
3. Nguyên nhân bị mụn gạo là gì?
Có một số yếu tố gây ra mụn gạo nhưng thông thường nhất là do sự tích tụ và mắc kẹt của da chết trong các lỗ chân lông. Nếu chất tích tụ không được tống ra ngoài một cách tự nhiên, nó có thể trở thành một u nang nhỏ và được gọi là mụn gạo nguyên phát. Vị trí bạn hay thấy xuất hiện là tại những vùng da dưới mắt, nguyên nhân xảy ra tình trạng này cũng có thể kể đến là do vùng da này đặc biệt không có tuyến dầu vì vậy việc lưu thông tại đây thường bị hạn chế khiến sự thẩm thấu của mỹ phẩm khó khăn hơn.
Bên cạnh đó các yếu tố về lối sống bao gồm thiếu ngủ, hút thuốc, vệ sinh cá nhân kém, sử dụng các sản phẩm làm đẹp có chứa dầu quá mức và steroid lâu dài góp phần hình thành nên mụn gạo.
4. Và cách trị mụn gạo là?
4.1. Biện pháp khắc phục mụn gạo tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, mụn gạo sẽ tự biến mất trong vòng vài tháng. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp loại bỏ chúng như:
-
Làm sạch
Làm sạch khu vực bị ảnh hưởng hàng ngày bằng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng, có độ pH phù hợp với da nên từ 5.5-6, không chứa paraben mỗi ngày.
-
Xông hơi
Xông hơi giúp lỗ chân lông được giãn kết hợp tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, tránh tẩy tế bào chết quá nhiều vì tẩy tế bào chết hàng ngày có thể gây kích ứng da.
-
Chống nắng
Tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: tác hại của ánh nắng mặt trời làm gia tăng mụn thịt. do đó bạn cần thiết phải dùng kem chống nắng và đảm bảo có SPF từ 30 trở lên. Nếu da của bạn rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, hãy cân nhắc sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF 100. Đọc kỹ thành phần kem chống nắng của bạn để đảm bảo nó không chứa thành phần gây tắc nghẽn và nhạy cảm.
-
Retinoids
Sử dụng retinoid , mặc dù hoạt chất này thường được sử để điều trị mụn trứng cá và các vấn đề khác về da, nhưng đã có một số bằng chứng cho thấy chúng có hiệu quả trong việc điều trị mụn gạo. Retinoids là thuật ngữ chung cho tất cả các dạng của tiền chất vitamin A này, trong đó retinoic acid là dạng có hoạt động mạnh và trực tiếp trên da còn retinol phải trải qua hai bước mới thành cấu trúc acid có tác dụng.
Để có kết quả tốt nhất, hãy nhận lời khuyên chuyên môn của bác sĩ da liễu bởi vì điều trị bằng retinoid mạnh có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho những vùng da nhạy cảm như mắt.
-
Hạn chế tác động và thành phần cần tránh
Tránh chọc hoặc lấy mụn gạo tại nhà vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo. Một số thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm có thể gây ra mụn thịt ở một số người. Nếu bạn có làn da dễ bị mụn gạo, hãy tránh những thành phần sau: parafin, dầu khoáng, lanolin.
-
Lối sống
Cuối cùng hãy cân nhắc và và áp dụng việc thay đổi lối sống, điều này có thể giúp ngăn ngừa mụn gạo như hạn chế ăn các thực phẩm giàu cholesterol (thịt, trứng, v.v.), kết hợp bổ sung vitamin D, tránh các sản phẩm trang điểm chứa nhiều dầu và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dưới đây là những thực phẩm phù hợp cho mụn gạo như sau:
-
Thực phẩm nên dùng
– Rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt
– Sự thiếu hụt các vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin A có liên quan đến sự hình thành mụn gạo. Do đó bạn cần tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như rau lá xanh đậm, cà rốt, khoai lang,…
- Thực phẩm nên tránh
Hạn chế ăn đường và các sản phẩm có đường, thức ăn chiên và cay, đồ uống có ga, caffein, thức ăn mặn và sôcôla.
2. Phương pháp tại các cơ sở y khoa
Một số phương pháp xâm lấn được thực hiện tại các cơ sở y tế, thẩm mỹ có thể giúp tình trạng mụn gạo được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn.
-
Nặn mụn
Sử dụng kim hoặc lưỡi vô trùng tạo một vết rạch nhỏ trên da giúp loại bỏ mụn. Nhưng để tránh nhiễm trùng và để lại sẹo, tốt nhất bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà mà không hỏi ý kiến chuyên gia trước.
-
Đốt mụn thịt
Sử dụng tia laser có bước sóng rất nhỏ bằng phương pháp dùng điện hay laser CO2, giúp làm gãy và phá vỡ cấu trúc liên kết của mô. Bên cạnh đó nhược điểm là tạo cảm giác đau trong quá trình làm liệu trình do sử dụng nhiệt độ cao liên tục để phá vỡ cấu trúc do đó có thể để lại sẹo lõm, bạn cần có thời gian để phục hồi sau tác động xâm lấn này. Đây cũng không phải là phương pháp mang lại hiệu quả 100%, vẫn có thể tái phát sau điều trị.
-
Phương pháp áp lạnh (liệu pháp lạnh)
Sử dụng nhiệt độ cực lạnh bằng nitơ lỏng ở nhiệt độ từ −210°C đến −195°C , để loại bỏ đi phần da bị tăng sinh. Phương pháp này sẽ đặc trưng bởi các u nang bì màu trắng 1-2 mm phát triển hoặc mảng ban đỏ chứa nhiều mụn gạo.
-
Minocycline
Đây là kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline có cơ chế giúp ngăn vi khuẩn tạo ra các protein cần thiết để phát triển. Minocycline cũng có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm sưng đỏ do mụn viêm.
Kết luận
Hầu hết các nốt mụn gạo thực sự sẽ tự hết sau vài tuần, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này không thường xảy ra đối với người lớn nếu trẻ bị tái phát hoặc mụn chúng không tự biến mất, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ da liễu. Những chia sẻ thông tin về vấn đề mụn gạo của chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc thêm kiến thức bổ ích.
Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Mỹ phẩm Oribe.