Bị nám da mặt phải làm sao? Nguyên nhân, cách điều trị nám da.

Bị nám da mặt phải làm sao? Nám da là một tình trạng da xuất hiện những mảng tối màu, thường xuất hiện trên mặt khiến cho nhiều người bị mất tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Khi bị nám, nhiều người thường rất lo lắng, cố tìm cách chữa trị thế nhưng nếu áp dụng các phương pháp không đúng khoa học, da sẽ bị tổn hại và tệ hơn.

Nám da tuy không sậm màu bằng vết thâm mụn nhưng lại khó điều trị và lâu khỏi hơn nhiều so với tình trạng thâm sau mụn. Để hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành vết nám và cách bảo vệ da khi bị nám cũng như các phương pháp điều trị nám hiện nay, hãy đọc bài viết dưới đây.

Một số dạng nám da thường gặp.
Một số dạng nám da thường gặp.

Cơ chế hình thành nám

Nám là tình trạng da xuất hiện những đốm tròn nhỏ, có màu sắc từ nâu vàng nhạt đến nâu đen. Các vết nám thường mọc thành một vùng lớn ví dụ như tập trung ở hai bên má, trán, cằm…. Cơ chế của nám da là sự tăng sinh quá mức của các sắc tố melanin (sắc tố bảo vệ da). Những người có làn da mỏng, mịn, yếu có xu hướng dễ bị nám da hơn.

Nám da là một tình trạng tiến triển, tức là nó có xu hướng ngày càng lan rộng hoặc sậm màu hơn nếu không có biện pháp cải thiện da. Da mặt chúng ta có 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Những vấn đề ở lớp biểu bì như vết thâm, nốt ruồi, mụn, … có thể dễ dàng được cải thiện nếu có chế độ chăm sóc da đúng cách hoặc thực hiện các liệu pháp laser đơn giản.

Tuy nhiên, những vấn đề ở tầng trung bì và hạ bì như tàn nhang, nám da, đồi mồi tuy nhìn thì có vẻ là nhạt màu hơn vết thâm nhưng để điều trị dứt điểm thì khó khăn hơn và đòi hỏi những phương pháp điều trị hiện đại, xâm lấn và mất nhiều thời gian hơn.

Cấu tạo da mặt, nám da thường xuất hiện ở lớp hạ bì.
Cấu tạo da mặt, nám da thường xuất hiện ở lớp hạ bì.

Nguyên nhân gây nám da

Nám da có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân, dưới đây là những nguyên nhân có thể gây nên nám da.

Những nguyên nhân chính gây nám da.
Những nguyên nhân chính gây nám da.

1. Di truyền

Những người có người thân như mẹ, chị em gái, … bị nám da có khả năng bị nám da cao hơn bình thường. Đây có thể do cơ địa làn da mỏng và sự phân bố sắc tố da có tính di truyền.

2. Tăng sắc tố

Liên quan đến một acid amin có tên là tyrosine, nồng độ tyrosine trong máu tăng cao hoặc giảm sút đều có khả năng kích hoạt các cơ chế gây nám da.

3. Thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến gây nám da. Theo các chuyên gia, nồng độ estrogen trong máu giảm có thể khiến hormone MSH (hormon điều tiết sự sản sinh melanin) bị mất kiểm soát, dần đến kích thích melanin sản sinh quá mức và gây nám trên bề mặt da. Những người thường bị nám là những đối tượng bị thay đổi nội tiết như phụ nữ có thai, phụ nữ tiền mãn kinh,…

4. Mỏng da

Ngoài nguyên nhân lạm dụng mỹ phẩm corticoid gây mỏng da, bản thân da của phụ nữ đã mỏng hơn da của nam giới. Theo nghiên cứu, da của phụ nữ mỏng hơn 3 lần so với da nam giới, do đó, nám da thường xảy ra ở nữ, hiếm khi xảy ra ở nam.

5. Sự lão hoá tự nhiên của cơ thể

Càng lớn tuổi, cơ thể càng ít khả năng chống lại các gốc tự do, các tác nhân gây hại đến cơ thể. Làn da có thể không thực hiện tốt chức năng bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời nên các sắc tố da được sinh ra nhiều hơn để bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng.

7. Yếu tố tâm lý, stress

Căng thẳng kéo dài khiến cho một số hormone thay đổi cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da.

8. Sử dụng một số thuốc ngừa thai

Thuốc ngừa thao khi bạn sử dụng trong thời gian dài ngày cũng là nguyên nhân gây nám da phổ biến.

9. Lạm dụng mỹ phẩm chứa corticoid

Sử dụng lâu ngày sẽ gây mài mòn da, khiến da mặt trở nên mỏng, yếu và nhạy cảm với ánh nắng, da mỏng và trắng khi dùng corticoid lâu ngày cũng kích hoạt các sắc tố da tăng sinh để tăng cường chức năng bảo vệ.

10. Ánh nắng mặt trời

Là một tác nhân chính yếu gây nên tình trạng nám da và nhiều vấn đề khác của da.

Ngoài ra, chúng ta cần phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý, tác động của môi trường (khói bụi, ô nhiễm), chế độ sinh hoạt, chăm sóc da không khoa học cũng góp phần vào sự phát triển các vết nám trên da.

Vậy bị nám da mặt phải làm sao?

Nám da là một tình trạng khó điều trị, cần kiên trì và đòi hỏi sự chăm sóc da cẩn thận, kỹ lưỡng, khoa học và đúng cách. Một số phương pháp có thể cải thiện tình trạng nám da hiện nay:

1. Ngừng sử dụng thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tử cung.

Tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển sang biện pháp tránh thai khác hoặc phương pháp điều trị khác.

Hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển sang phương pháp tránh thai khác.
Hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển sang phương pháp tránh thai khác.

2. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Việc chống nắng là rất cần thiết và quan trọng trong công cuộc điều trị nám. Ngoài dùng mũ, nón, áo khoác để che nắng thì cần bôi kem chống nắng phổ rộng (SPF 30+ trở lên). Nên thoa kem chống nắng hai lần một ngày, trước khi ra nắng 20 phút. Nên đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời.

3. Trang điểm

Trong quá trình điều trị nám, có thế trang điểm để che đi tạm thời các vết nám da để tăng mức độ tự tin trong giao tiếp. Các loại kem che khuyết điểm và kem nền phù hợp có thể giúp che đi các vết nám mờ đến trung bình. Đối với các vết nám quá sậm màu thì mỹ phẩm chỉ có thể hỗ trợ làm mờ là chủ yếu.

4. Kem bôi ngoài da

– Kem hoặc lotion hydroquinone (2-8% trong công thức độc lập hoặc trộn với các thành phần hoạt tính khác) là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị nám. Tuy nhiên, những người có cơ địa viêm da dị ứng nên cân nhắc khi dùng hoạt chất này. Nồng độ hydroquinone càng cao, tỷ lệ mắc bệnh viêm da kích ứng (chàm) càng cao. Do đó, hydroquinone nên được sử dụng trong thời gian giới hạn dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu.

– Các loại kem chứa dẫn xuất vitamin A bao gồm tretinoin có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị độc lập hoặc kết hợp với các chất khác. Các hoạt chất này có khả năng gây quái thai nếu sử dụng liều lượng không phù hợp và đúng cách. Do đó, phụ nữ có thai hoặc có ý định mang thai không nên tự ý sử dụng các chất như retinol, tretinoin, isotretinoin,…

– Axit ascorbic (vitamin C) đôi khi được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác như hydroquinone. Tác dụng cải thiện nám da của vitamin C không quá rõ rệt vì vitamin C rất khó thấm vào tới tầng trung bì và hạ bì của da. Ưu điểm của vitamin C là an toàn và lành tính hơn các hoạt chất kể trên và có thể tự sử dụng đường bôi ngoài da mà không cần tham vấn bác sĩ.

– Axit azelaic (20%) đã được nghiên cứu để cải thiện các trường hợp nám da bề mặt.

Thuốc bôi kết hợp: Hydroquinone, retinoid và kem bôi kết hợp steroid tại chỗ hiện là lựa chọn ban đầu tốt nhất để kiểm soát nám.

5. Peeling (lột da hóa học)

Peel da hóa học là một phương pháp cải thiện nám.
Peel da hóa học là một phương pháp cải thiện nám.

Lột da hóa học là một phương pháp khá hiệu quả trong việc điều trị nám. Phương pháp này sử dụng các loại acid như AHAs, BHAs để làm bong tróc lớp biểu bì của da, thúc đẩy sản sinh tế bào mới, loại bỏ các tế bào cũ, Một số loại acid thường được sử dụng trong phương pháp này là: axid glycolic (được sử dụng phổ biến nhất), axid lactic, axid trichloaxetic nồng độ thấp, retinoid,…

Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm có sẵn các hoạt chất acid kể trên với nồng độ thích hợp để peel da tại nhà. Trong quá trình thực hiện liệu pháp này, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tránh để da tiếp xúc với các loại acid quá lâu. Để đảm bảo an toàn, liệu pháp peel da này nên được thực hiện ở các cơ sở thẩm mỹ có uy tín.

6. Laser

Tia laser điều trị nám có cường độ cao hơn laser điều trị thâm mụn và thời gian điều trị nám cũng lâu hơn. Laser là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất trong các phương pháp điều trị nám da. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên thực hiện đủ thời gian các liệu trình để da được cải thiện và duy trì làn da sáng khỏe, tránh bị tái phát. 

Laser là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị nám hiện nay.
Laser là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị nám hiện nay.

Lời kết

Nám da là một tình trạng tương đối khóa khắc phục và cần sự kiên nhẫn với các liệu pháp điều trị để đạt được kết quả tốt nhất. Các phương pháp điều trị nám da đa phần là xâm lấn hoặc dùng các hoạt chất có hoạt tính mạnh do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn cách sử dụng đúng nhất. Trong quá trình điều trị nám cần tránh ánh nắng và các tác nhân ô nhiễm môi trường tối đa để da được hồi phục và tránh tái phát.

Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 hoặc bạn có thể điền Form đăng ký tư vấn MIỄN PHÍ ở phía dưới để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Mỹ phẩm Oribe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiktok
Xem Kênh Tiktok
Chat Zalo
Chat Zalo
Shopee
Shopee