Nữ giới hay gặp tình trạng chân bị nứt nẻ? Giải pháp nào?

Theo nghiên cứu thì phụ nữ có khả năng bị nứt gót chân hơn nam giới đến 50%. Vấn đề da khô hay chân bị nứt nẻ thường gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, chẳng có người phụ nữ nào lại tự tin với một gót chân chai sần, kém mịn màng cả. Hãy hiểu và chăm sóc gót chân thật tốt thông qua những gợi ý dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân bị nứt nẻ ở nữ giới

Giày cao gót, giày dép quá chật gây ảnh hưởng đến gót chân.
Giày cao gót, giày dép quá chật gây ảnh hưởng đến gót chân.

Nhiều bạn thắc mắc rằng, tại sao phụ nữ lại thường hay bị nứt gót chân hơn nam giới. Dưới đây là một số lý do cho thắc mắc của bạn.

  • Gót chân là bộ phận phải chịu hầu hết những trọng lượng và áp lực của toàn bộ cơ thể. Nhất là khi mang thai, trọng lượng cơ thể lớn hơn nên phụ nữ dễ bị nứt chân
  • Môi trường làm việc với những hóa chất độc hại kèm theo việc bảo vệ độ ẩm tự nhiên bị ảnh hưởng khiến cho vùng gót chân bị nứt nẻ và dễ bị tổn thương. 
  • Tiếp theo là do đặc thù công việc phải đứng nhiều trong thời gian lâu, hoặc do phải mang giày cao gót, giày dép quá chật gây ảnh hưởng đến gót chân.
  • Đối với những chị em phụ nữ béo phì, thừa cân dễ tăng áp lực lên đôi chân gây ra tình trang nứt gót chân.
  • Phần da gót chân của nữ giới có phần mỏng và dễ bị tổn thương hơn của nam giới.
  • Các tình trạng như nấm da, lão hóa, thiếu vitamin, hormone bị thay đổi khi mang thai, chân không được vệ sinh sạch sẽ gây tình trạng nứt gót trầm trọng.

2. Giải pháp cho tình trạng nứt gót chân ở phụ nữ

Khi bị nứt gót chân thì phải luôn mang dép.
Khi bị nứt gót chân thì phải luôn mang dép.

Khi da chân bị nứt nẻ thì dưỡng ẩm luôn là giải pháp đầu tiên mọi người nghĩ tới. Tuy nhiên, ngoài việc dưỡng ẩm cho đôi chân, các nàng cũng nên quan tâm đến những điều dưới đây.

  • Điều đầu tiên là hãy nhìn vào tủ giày dép và chọn ra đôi giày dép thoải mái, vừa vặn và êm ái nhất để không làm tổn thương phần gót chân của mình.
  • Một loại dép cần quan tâm là dép đi trong nhà. Khi bị nứt gót chân thì phải luôn mang dép, cho dù nhà đã lót thảm hay sàn nhà sạch thì đừng nên đi chân không nhé. 
  • Sắm ngay những đôi dép đi trong nhà vệ sinh để những hóa chất hay tạp chất không len lỏi và làm trầm trọng làn da chân của bạn nhé.

Nếu bị nứt gót nhẹ…Thì sao…

  • Nứt gót nhẹ là lúc làn da gót chân chỉ mới có dấu hiệu khô ráp, chai sần, hơi có những rãnh nhỏ ở gót. Lúc này thì bạn chỉ nên ngâm chân trong nước ấm và tẩy tế bào chết. 
  • Bên cạnh đó, đừng quên việc sử dụng các loại kem đặc trị cho phần gót chân bị nứt nẻ với công thức siêu dưỡng ẩm để bảo vệ làn da chân của mình nhé.
  • Hãy chọn những loại dầu dưỡng đậm đặc cho da gót chân như dầu olive, bơ ca cao, dầu dừa, bơ hạt mỡ v.v… cho đôi chân có lớp màng giữ ẩm, giảm viêm và hạn chế tình trạng nấm chân. 
  • Sau khi tắm nên ngâm chân và dùng bàn chải để kỳ cọ gót chân cho sạch để cặn bám vè lớp da chết dễ dàng bong ra. Sau đó, lau khô chân, bôi kem đặc trị và mang tất, hoặc đi dép nha.
  • Nên chọn tất chân 100% cotton, giúp giữ ẩm, thoáng khí, không đổ mồ hôi chân.
Đừng quên việc sử dụng các loại kem đặc trị cho phần gót chân bị nứt nẻ.
Đừng quên việc sử dụng các loại kem đặc trị cho phần gót chân bị nứt nẻ.

Còn nếu gót chân bị nứt nẻ nặng nề đến mức độ chảy máu thì sao… 

  • Khi gót chân đã bị nứt nẻ quá nặng thì lúc này, bạn hãy kiêng ngâm chân trong nước, không được tẩy tế bào chết và tuyệt đối, không sử dụng bàn chải để kỳ cọ sẽ gây chảy máu thêm. 
  • Khi tắm rửa hãy lựa chọn các loại sữa tắm hay xà phòng dịu nhẹ. Điều này khiến gót chân vẫn được vệ sinh sạch sẽ mà không bị rát hay chảy máu nặng nề hơn.
  • Khi tắm xong thì hãy lau sạch sẽ gót chân, tránh tình trạng để đọng nước ở phần gót chân. Sau đó, hãy bôi các sản phẩm dưỡng ẩm, kem đặc trị cho phần gót chân của mình.
  • Nếu như gót chân bị nứt nẻ nặng thì hãy ra tiệm thuốc và mua ngay chai xịt tạo lớp màng sinh học. Chai này có tác dụng như băng cá nhân khi xịt vào vết thương.
Khi gót chân đã bị nứt nẻ quá nặng hãy kiêng ngâm chân trong nước.
Khi gót chân đã bị nứt nẻ quá nặng hãy kiêng ngâm chân trong nước.

Sử dụng thường xuyên sẽ giúp vết nứt nhanh chóng lành, tránh nhiễm trùng, vết nứt sẽ không lan rộng. 

  • Bên cạnh đó, khi tình trạng không thuyên giảm trong thời gian dài thì bạn hãy đi khám bác sĩ đề tìm ra loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình nhất.

3. 7 mẹo giảm nứt nẻ chân tay hiệu quả cho phụ nữ

3.1. Không dùng nước nóng

Nước nóng là một tác nhân gây khô da đáng kể. Nguyên nhân là do nước nóng có thể làm bốc hơi độ ẩm của làn da ra ngoài. Để da sạch, không mất đi lớp dầu tự nhiên, giữ được độ ẩm tối đa thì hãy hạn chế để da chân tiếp xúc với nước nóng thường xuyên.

3.2. Kem đặc trị

Kem dưỡng ẩm là sản phẩm phổ biến dành cho những đôi chân bị nứt nẻ. Trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần thoa một lượng lớn dưỡng chất vào gót chân nứt nẻ. Tiếp theo là hãy mang tất vào chân trong khi ngủ. Sáng hôm sau, bạn sẽ thấy những khác biệt trên làn da chân của mình.

Kem dưỡng ẩm là sản phẩm phổ biến dành cho những đôi chân bị nứt nẻ.
Kem dưỡng ẩm là sản phẩm phổ biến dành cho những đôi chân bị nứt nẻ.

3.3. Dưỡng ẩm

Cách dưỡng ẩm tốt nhất cho da chính là sử dụng lotion thường xuyên. Hãy thoa lotion trước khi ngủ và ngay sau khi tắm cho da bàn chân của bạn. Kết hợp sử dụng lotion với các sản phẩm kem trị nứt gót để da gót chân nhanh chóng quay lại dáng vẻ mềm mại, mịn màng nhất.

3.4. Đắp paraffin

Một trong những cách để hỗ trợ tình trạng chân nứt nẻ là dùng paraffin loại bỏ tế bào chết, làm da căng mọng và làm lành vết nứt. Sáp paraffin hỗ trợ ngăn ngừa vết nứt về lâu dài.

3.5. Dùng dầu dừa

Các chuyên gia da liễu khuyến khích bệnh nhân dùng dầu dừa thường xuyên nếu da chân bị nứt nẻ. Dầu dừa là sản phẩm cung cấp độ ẩm, hồi phục lại làn da hiệu quả. Các chuyên gia da liễu khuyến khích bệnh nhân dùng dầu dừa thường xuyên nếu da chân bị nứt nẻ. Bên cạnh đó, dầu dừa cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho một làn da khỏe mạnh, không còn nứt nẻ về lâu dài. Nên thoa đều dầu dừa, để khoảng 30 phút và rửa lại với nước sạch.

Dùng dầu dừa để cải thiện tình trạng nứt gót chân.
Dùng dầu dừa để cải thiện tình trạng nứt gót chân.

3.6. Vỏ chuối

Mẹo này rất đơn giản, hãy xay nhuyễn vỏ chuối và đắp lên vùng gót chân trong vài phút. Vỏ chuối chứa các dưỡng chất làm lành da và giúp da gót chân khỏe mạnh hơn. Đồng thời, vỏ chuối còn cung cấp độ ẩm, khiến làn da được dưỡng ẩm khá tốt.

Vỏ chuối chứa các dưỡng chất làm lành da.
Vỏ chuối chứa các dưỡng chất làm lành da.

4. 5 bước chăm sóc da “gót hồng” vào mùa hanh khô

Bước 1: Ngâm chân bị nứt nẻ bằng nước muối ấm để tẩy sạch tế bào chết

Muối đem đến khả năng diệt khuẩn và làm mềm da. Vì thế khi chăm sóc da chân thì hãy làm sạch chân bằng việc ngâm chân vào nước muối ấm. Cách thực hiện đơn giản là ngâm chân mỗi ngày trong nước muối ấm giúp làm sạch tế bào da chết, thư giãn, tránh tình trạng nứt nẻ, da mềm mại, giảm bong tróc do thời tiết. Để việc ngâm chân đem lại hiệu quả tối đa thì bạn có thể thêm vào chậu nước muối vài giọt dầu dừa. Điều này sẽ giúp làn da gót chân thêm mềm mại, khỏe khoắn và mịn màng hơn.

Bước 2: Dùng chanh tẩy tế bào chết cho da gót chân bị nứt nẻ

Chanh có chứa axit, đem đến khả năng loại bỏ tế bào chết trên da, giúp tái sinh những tế bào da mới. Vậy nên, chanh rất có ý nghĩa đối với làn da gót chân mùa hanh khô. Cách làm đơn giản là pha 1 chậu nước ấm với nước cốt chanh rồi ngâm chân 15 phút và rửa lại với nước sạch. Hoặc cắt lát chanh và tiến hành chà xát  vào vùng da gót chân. Chanh có chứa vitamin C cấp dưỡng ẩm và giúp làn da nứt nẻ được sáng, hồi phục nhanh chóng.

Dùng chanh tẩy tế bào chết cho da gót chân bị nứt nẻ
Dùng chanh tẩy tế bào chết cho da gót chân bị nứt nẻ.

Bước 3: Cấp ẩm cho gót chân

Sau khi đã tiến hành làm sạch da và đã thực hiện tẩy da chết cho chân thì lúc này da dễ bị khô vì mất đi độ ẩm. Bạn hãy dưỡng ẩm ngay cho da để cân bằng, tránh da chân bị nứt nẻ nhé. Dùng những nguyên liệu sau để cấp ẩm cho da chân:

  • Cấp ẩm cho chân bằng nước hoa hồng

Tiến hành trộn đều glycerin với nước hoa hồng, sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng gót chân đang bị nứt bẻ và lưu lại trong khoảng 20 phút. Sau 20 phút thì rửa chân với nước sạch.  Nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày để tình trạng nứt gót chân được cải thiện nhanh chóng, làn da gót chân trở nên mềm mại, dễ chịu hơn.

  • Cấp ẩm cho gót chân bằng dầu oliu

Bạn có thể dùng dầu oliu cấp ẩm và hạn chế nứt nẻ gót chân. Trước khi đi ngủ, chỉ cần thoa một lượng dầu ô liu vừa phải vào gót chân và mang tất mỏng vào. Thực hiện như vậy để dầu ô liu hoàn toàn thẩm thấu vào da chân mà không bốc hơi hay thoát ra ngoài. Dầu ô liu có công dụng trị nứt gót, dưỡng ẩm, làm mềm da hiệu quả. Dùng dầu oliu đều đặn mỗi ngày cho gót chân, bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu do tình trạng nứt gót chân gây ra nữa.

  • Cấp ẩm cho gót chân bị nứt nẻ bằng dầu dừa

Hãy vệ sinh đôi bàn chân sạch sẽ bằng nước muối ấm, sau đó thoa một lớp mỏng dầu dừa lên phần chân bị nứt gót, nhẹ nhàng massage để dầu dừa có thể thẩm thấu. Lưu lại dầu dừa qua đêm, sử dụng thêm tất mỏng để dầu dừa được giữ lại tối đa trên chân và rửa chân lại vào ngày hôm sau. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm khiến phục hồi da gót chân hiệu quả

Bước 4: Sử dụng các loại kem trị nứt gót chân

Nếu như gót chân của bạn rơi vào tình trạng bị nứt nẻ nặng thì bên cạnh việc thực hiện những bước chăm sóc trên thì hãy dùng thêm kem trị nứt gót chân để khắc phục tình trạng này.  Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các dòng sản phẩm trị nứt gót. Bạn nên chọn sản phẩm có chứa malic và axit lactic, cùng các chiết xuất từ thành phần thiên nhiên. Các sản phẩm này sẽ giúp tẩy tế bào chết, cấp độ ẩm, nuôi dưỡng, làm mềm da, chữa lành và trị nứt gót chân an toàn. 

Tuyệt đối không sử dụng dao cạo hay kéo để cắt lớp da dày ở gót chân sẽ dễ khiến da chân bị nhiễm khuẩn và tình trạng nứt gót chân sẽ trở nên nặng nề hơn.

Bước 5: Hạn chế tiếp xúc gót chân nứt nẻ với nước

Tránh rửa chân quá nhiều lần trong ngày.
Tránh rửa chân quá nhiều lần trong ngày.

Nước có chứa thành phần axit, gây hại cho da chân bị nứt nẻ . Khi  rửa chân quá nhiều lần với nước thì lớp dầu trên da cũng sẽ bị trôi đi mất. Điều này khiến gót chân mất nước và nứt nặng hơn. Cách tốt nhất là hãy hạn chế để phần da gót chân nứt nẻ tiếp xúc với nước trừ lúc ngâm chân với nước muối ấm để làm sạch da.

Trên đây là tất cả những thông tin về tình trạng chân bị nứt nẻ dành cho các chị em phụ nữ. Hãy bỏ túi những mẹo này để giữ gìn phần gót chân luôn hồng hào, khỏe mạnh nhé.

Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm Oribe hoặc đang gặp vấn đề về da thì có thể liên hệ số Hotline: 1900 7061 để nhận sự tư vấn từ các Dược sĩ của Mỹ phẩm Oribe.callhotlineCó thể bạn quan tâm:

Bị nứt gót chân là thiếu chất gì và cần bổ sung gì cho cơ thể.

Top 11 kem trị nứt gót hiệu quả được nhiều người tin dùng nhất.

[TOP 7] Phương pháp trị nứt gót chân đơn giản mà hiệu quả tại nhà.

Nứt gót chân và cách chăm sóc “gót hồng” của bạn tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi cho Dược sĩ
gọi cho dược sĩ